欢迎来到88Point

88Point

【nhận định man city vs liverpool】Để nông nghiệp tiếp tục là điểm tựa vững chắc

时间:2025-01-10 09:18:46 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)

Những kỳ tích

Năm 2021 tiếp tục là một năm “thách thức” với ngành nông nghiệp,Đểnôngnghiệptiếptụclàđiểmtựavữngchắnhận định man city vs liverpool bởi “cơn đại hồng thủy” Covid-19 làm chuỗi cung ứng toàn cầu vỡ vụn; giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi… Vậy nhưng, ngành nông nghiệp vẫn làm nên kỳ tích xuất siêu và lập đỉnh với tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 48,6 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 42 tỷ USD mà Chính phủ đưa ra.

Năm 2021, tổng sản lượng lương thực đạt gần 44 triệu tấn, vừa đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho 100 triệu dân trong nước, vừa phục vụ xuất khẩu. Tăng trưởng toàn ngành đạt 2,85%; 5.614 xã (68,2%) đạt chuẩn nông thôn mới; thành lập mới 1.250 hợp tác xã nông nghiệp. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%. Nông nghiệp vẫn khẳng định là “trụ đỡ” của nền kinh tếngay cả trong lúc khó khăn chưa từng có tiền lệ.

Những “trái ngọt” ấy có được là bởi, ngay từ đầu năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định: “Khó khăn nhiều, thách thức lớn, nhưng phải hết sức bình tĩnh, ‘nóng nhưng không vội’ để cùng nhau chung sức, đồng lòng thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả, biến ‘nguy’ thành ‘cơ’, từng bước phát huy lợi thế; nhất là việc chuẩn bị các điều kiện để kịp thời khôi phục, phát triển sản xuất”.

Mỗi thay đổi của người dân, hợp tác xã, doanh nghiệpvà từng địa phương trên cả nước là những yếu tố quan trọng tạo xung lực giúp ngành nông nghiệp tiếp tục đứng vững trước 3 biến đổi lớn: biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu hướng tiêu dùng.

Còn nhớ, tháng 6/2021, Bắc Giang trở thành điểm nóng Covid-19. Doanh nghiệp và chính quyền tỉnh này đứng trước những thách thức chưa từng có, khi vừa phải căng mình chống dịch, vừa lo tiêu thụ hơn 200.000 tấn vải thiều. Khi ấy, Bắc Giang đã chủ động kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương mở luồng xanh cho phép xe chở vải thiều được lưu thông nhanh chóng qua các chốt kiểm soát dịch nếu có giấy xác nhận an toàn với Covid-19.

Đặc biệt, ngày 15/6, Công ty cổ phần Pacific Foods đã xuất lô vải thiều Lục Ngạn đầu tiên đi 27 quốc gia EU. Đây là lô vải đầu tiên của Việt Nam sang thị trường châu Âu hưởng những ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), mở đường cho nhiều lô vải thiều xuất sang thị trường này. Cuối cùng, hơn 200.000 tấn vải thiều được tiêu thụ thành công đã giúp Bắc Giang thu về gần 7.000 tỷ đồng là một kỳ tích.

Nhưng, quan trọng hơn, theo Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản: “Nhiều lô vải thiều được xuất khẩu sang EU là tín hiệu tốt khẳng định giá trị nông sản Việt Nam, mang tinh hoa của người nông dân Việt Nam ra thế giới. Đây cũng là giá trị của các doanh nhânViệt Nam luôn khao khát mang sản phẩm của quốc gia điền lên bản đồ toàn cầu”.

Nông dân linh hoạt, năng động

Tháng 7, 8, 9, 10, khó khăn tiếp tục bủa vây 63 tỉnh, thành phố khi các Chỉ thị 15/CT-TTg, 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ lần lượt được áp dụng. Giãn cách xã hội khiến các chuỗi tiêu thụ ngừng trệ, đứt gãy. Các tổ công tác phía Bắc và phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhanh chóng được thành lập, hỗ trợ tiêu thụ và lưu thông nông sản ở địa phương tạo ra hệ thống gỡ khó thông suốt.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngoài việc tận dụng tốt các hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, ngành nông nghiệp đã tập trung thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, coi đây là giải pháp đột phá tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển… Vậy nên năm 2021, hầu hết các chỉ tiêu của ngành đều đạt và vượt kế hoạch.

Trồng trọt là lĩnh vực đóng góp vào tăng trưởng của ngành cao nhất. Chỉ tính riêng lúa, tuy diện tích gieo cấy giảm, nhưng năng suất rất cao, sản lượng cả năm đạt trên 44 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2020. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021. Các loại cây trồng hàng năm, rau màu, cây công nghiệp đều tăng sản lượng. Xuất khẩu tiêu, điều, cà phê, gạo, cao su, rau quả… tăng trưởng tốt.

Với ngành gỗ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh khẳng định, năm 2021 đã viết nên một câu chuyện ngoạn mục. “Có giai đoạn 70% đơn vị chế biến gỗ ở khu vực Đông Nam bộ phải ngừng hoạt động. Song, các hiệp hội, doanh nghiệp ngành gỗ đã mạnh dạn phục hồi sản xuất ngay cả khi Covid-19 chưa được kiểm soát và đưa con số xuất khẩu gỗ lên đến 15,87 tỷ USD”, ông Doanh cho biết.

Đáng mừng hơn là nguyên liệu chế biến đa số từ rừng trồng trong nước, nhập khẩu rất ít. Công nghệ chế biến cũng có tiến bộ vượt trội, nếu trước đây keo chỉ bán dăm, làm bột giấy, thì nay đã có thể làm thành đồ nội thất để xuất khẩu. Ngoài ra, tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ còn có hiệu ứng của việc khép lại vụ điều tra 301 của Chính phủ Hoa Kỳ về khai thác và thương mại gỗ của Việt Nam.

Với thủy sản, năm 2021, lĩnh vực này tưởng chừng không đạt mục tiêu đặt ra, bởi giá thức ăn tăng cao, vùng sản xuất trọng điểm phía Nam giãn cách kéo dài. Nhưng, các doanh nghiệp đã thích ứng linh hoạt, bứt tốc mạnh mẽ vào cuối năm, nhờ đó xuất khẩu đạt 8,9 tỷ USD.

Đặc biệt, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tiếp tục phát triển nhanh, tích hợp công nghệ hiện đại, đa giá trị. Năm 2021, có 6 dự ánvới tổng vốn đầu tưtrên 5.000 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động. 1.640 doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động. Thị trường tiêu thụ nông sản không ngừng được mở rộng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tăng gần 15% so với năm 2020. Thức ăn gia súc và nguyên liệu đã gia nhập nhóm 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD…

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, nông nghiệp là một cấu trúc kinh tế - xã hội, chứ không phải ngành kinh tế đơn lẻ, không chỉ là một ngành có đóng góp 14% tổng GDP. Từ đại dịch, có thể nhìn thấy ngành nông nghiệp, với hàng triệu hộ nông dân có thể linh hoạt và năng động hơn trên từng mảnh vườn, cái ao…, vẫn có thể tạo ra giá trị kinh tế, tạo ra bức tranh nông nghiệp “dương”. Sức sống của các hộ nông dân là niềm tin để nông nghiệp - nông dân - nông thôn ngày càng phát triển.

Ba trụ cột của ngành

Dù đạt được nhiều kỳ tích, nhưng Bộ trưởng Lê Minh Hoan thẳng thắn xác định, ngành nông nghiệp vẫn gặp nhiều vấn đề. Có những thách thức chung đến từ thế giới, được Bộ trưởng gói trong 4 từ: Biến động - Bất định - Phức tạp - Mơ hồ. Có những thách thức riêng của ngành, như thẻ vàng IUU, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún…

Sau đại dịch Covid-19, các nước trên thế giới có thể xem xét lại chiến lược đầu tư cho ngành nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực vững chắc hơn. Tuy nhiên, với nền tảng tốt, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục có cơ hội khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế là trở thành nhà sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm bền vững.

Thực tế cho thấy, thông tin kết nối thị trường thời gian qua gần như bỏ ngỏ, người trồng cứ trồng, người mua cứ mua, thị trường chưa có sự kết nối từ đầu cung sang đầu cầu. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Diễn đàn kết nối nông sản 970, qua đây từng bước tích hợp lại thông tin sản xuất và tiêu thụ, để năm 2022 từng bước hướng tới một nền nông nghiệp minh bạch về thông tin sản xuất và thông tin thị trường, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Với định hướng dài hạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn chỉnh Dự thảo Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược vừa kế thừa những thành tựu đã đạt được, vừa tổng hợp những quan điểm tiếp cận mới, xu thế mới, giá trị mới phù hợp với bối cảnh mới, xoay quanh 3 trụ cột “nông nghiệp sinh thái”, “nông thôn hiện đại”, “nông dân thông minh”.

Tư duy phát triển nông nghiệp chuyển từ sản xuất sang kinh tế; từ thiên về năng suất sản lượng sang tích hợp đa giá trị; từ cung ứng những mặt hàng có thể sản xuất sang đáp ứng đa dạng nhu cầu theo chuỗi giá trị hòa nhập với xu thế phát triển của toàn cầu. “Chúng ta phải tích hợp đa giá trị vào sản phẩm, nhìn nông nghiệp không phải là kỹ thuật hay sản xuất, thậm chí không dừng lại là ngành kinh tế, mà là ngành tích hợp cả kinh tế, văn hóa, xã hội”, ông Lê Minh Hoan phân tích.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ vọng tiến tới một ngày, nông sản Việt Nam không chỉ đảm bảo chất lượng, mà còn có nhãn sinh thái vào sản phẩm. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi cách vận hành nền kinh tế nói chung, nền nông nghiệp nói riêng, đúng với cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu (COP26) rằng, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia trung hòa các-bon vào năm 2050.

Không để “trụ đỡ” đất nước thụt lùi trong năm 2022.

- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Năm 2022 được dự báo vừa có thuận lợi, thời cơ, vừa có khó khăn, thách thức. Do đó, ngành nông nghiệp cần nỗ lực, sáng tạo đổi mới và tập trung chọn vấn đề, cân đối nguồn lực, thời gian để tổ chức thực hiện một cách hiệu quả. Đồng thời, đổi mới tư duy mạnh mẽ hơn, nâng cao tầm dự báo chiến lược một cách kịp thời để tổ chức thực hiện thiết thực, hiệu quả, mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Muốn thực hiện được như vậy, ngành nông nghiệp cần đặt mục tiêu cao hơn, tăng trưởng cao hơn, xuất khẩu cao hơn. Đã có nền tảng thì cần kế thừa, quyết tâm đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2022 đạt trên 50 tỷ USD. Phải quyết tâm không để “trụ đỡ” thụt lùi, bởi “trụ đỡ” thụt lùi thì đất nước thụt lùi.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: