Nước bọt của chó mèo chưa tiêm phòng chứa virus bệnh dại,ệnhtừchómèocóthểlâysangtrẻty so thuy sy có thể khiến bé nhiễm bệnh khi bị cắn.
BS.CKI Trần Thị Thu Thảo, khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, lưu ý trẻ có hệ miễn dịch yếu, khi ôm ấp, gần gũi chó mèo có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Bệnh dại
Virus dại trong nước bọt chó mèo có thể lây truyền qua vết cắn, vết cào... gây tổn thương da. Trẻ bị bệnh dại có các triệu chứng như mất ngủ, lo lắng, sợ nước, sợ gió, co giật, tê liệt và có thể sốc nhiễm trùng, thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Động vật sau khi cắn người cũng bị phát virus dại với những biểu hiện như trốn trong những nơi tối tăm, bỏ ăn, đi đứng loạng choạng.
Để phòng chống, gia đình cần chủ động tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó mèo. Phụ huynh cũng nên giám sát khi cho trẻ chơi, tránh để bị thương bởi các vết cào cắn, gây nhiễm trùng, viêm mô tế bào... Khi trẻ có tổn thương da do vết chó mèo gây nên, phụ huynh nên đưa con đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị nếu cần thiết.
Trẻ tiếp xúc với chó mèo có thể mắc một số bệnh lý.
Giun đũa chó mèo
Giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng thường có trong cơ thể động vật và được thải ra ngoài môi trường theo phân. Khi trẻ ôm ấp, vuốt ve vật nuôi, ấu trùng giun sán có thể xâm nhập qua da vào cơ thể gây nên các bệnh sán dây, giun đũa. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, ấu trùng di chuyển qua niêm mạc ruột vào tuần hoàn máu đến hệ thần kinh trung ương như não, tủy sống, rễ dây thần kinh dẫn đến bệnh lý nguy hiểm như viêm não.
Bệnh giun đũa chó mèo thường gây ngứa, tổn thương, nhiễm trùng trên da. Khi chúng di chuyển vào nội tạng, người bệnh có biểu hiện sốt, vàng da, chán ăn, mệt mỏi (do gan to, hoại tử). Nếu giun sán vào mắt dẫn đến giảm thị lực, mù lòa.... Bác sĩ Thảo cho biết thế giới đã ghi nhận nhiều ca bệnh giun đũa chó mèo di chuyển lên não gây tổn thương hệ thần kinh trung ương với nhiều biến chứng nguy hiểm. Giun đũa chó mèo cũng có thể lây truyền qua trung gian, khi người lớn tiếp xúc với động vật và ôm ấp trẻ.
Viêm da dị ứng
Nếu chó mèo không được tắm rửa sạch sẽ, môi trường ẩm thấp tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển gây ra các nốt xuất huyết, từ đó dẫn đến viêm da, tăng dịch tiết rỉ ra từ các nốt viêm da, dễ lây sang cho người. Trẻ bị nấm da do tiếp xúc với chó, mèo... cần sử dụng các thuốc chống nấm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Ba mẹ vệ sinh cho trẻ thường xuyên, tránh mặc quần áo ẩm ướt.
Để phòng bệnh lây truyền từ chó mèo sang trẻ, bác sĩ Thu Thảo khuyến cáo gia đình cần vệ sinh vật nuôi sạch sẽ, đưa thú cưng đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tẩy giun định kỳ. Nếu thấy chúng có dấu hiệu bệnh, cần đưa đến các phòng khám thú y để điều trị kịp thời.
Gia đình vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Sử dụng máy hút bụi và máy lọc không khí để dọn dẹp nhà cửa bởi lông chó mèo rất mảnh, nhẹ, khó làm sạch bằng các thao tác vệ sinh thông thường. Trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với thú cưng và trước khi ăn. Không nên cho thú cưng gặm, cắn đồ chơi của bé.
Theo VNE