您的当前位置:首页 > Thể thao > 【ty le u23 chau a】ĐBQH: Chưa quan tâm đánh giá hiệu quả dự án sau đầu tư 正文

【ty le u23 chau a】ĐBQH: Chưa quan tâm đánh giá hiệu quả dự án sau đầu tư

时间:2025-01-26 01:03:32 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

ĐB Trần Văn Tiến phát biểu. Chưa báo cáo nào khẳng định các dự án đều mang lại hiệu quả thiết thựcĐ ty le u23 chau a

dbqh chua quan tam danh gia hieu qua du an sau dau tu

ĐB Trần Văn Tiến phát biểu.

Chưa báo cáo nào khẳng định các dự án đều mang lại hiệu quả thiết thực

ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng: Trong 3 năm qua,ĐBQHChưaquantâmđánhgiáhiệuquảdựánsauđầutưty le u23 chau a việc giải ngân vốn đầu tư công luôn được đánh giá là tỷ lệ giải ngân năm sau cao hơn cùng kỳ năm trước. Nhưng cả 3 năm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đều không đạt dự toán và không đạt so với Nghị quyết Quốc hội. Theo báo cáo của Chính phủ, kết quả giải ngân vốn đầu tư như sau: Năm 2016 đạt 84%, năm 2017 đạt 81,8% và năm 2018 đạt 88,12% kế hoạch của Quốc hội thông qua, trong đó nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đạt tỷ lệ rất thấp. Năm 2016 đạt 47,3% và năm 2017 đạt 41,7%.

ĐB dẫn báo cáo của Bộ Tài chính cho biết: Giai đoạn 2016 - 2018 mới giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được 45,7% và giải ngân được 22%. Như vậy, việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ rất chậm và đạt tỷ lệ thấp. Qua số liệu trên cho thấy việc giao kế hoạch chậm và giải ngân không đạt yêu cầu đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội...

ĐB tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị cần phân tích rõ nguyên nhân việc giao kế hoạch vốn chậm và giải ngân vốn đầu tư không đạt kế hoạch, đồng thời rà soát lại những hạn chế, bất cập đối với các luật, các quy định của pháp luật cũng như các cơ chế, chính sách có liên quan đến đầu tư và đầu tư công để xem xét sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục tình trạng như hiện nay.

Đề cập tính hiệu quả của các dự án, ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) nêu: Xét về giác độ lý luận, trong giai đoạn 2011-2015, tổng số dự án hoàn thành là 1.789 dự án, nếu tính đến hết năm 2018 số lượng sẽ là 6.290 dự án.

“Tuy nhiên, xét dưới giác độ kết quả đầu ra, hiện nay chưa có báo cáo nào khẳng định là tất cả các dự án đều mang lại hiệu quả thiết thực. Trong hàng nghìn công trình hoàn thành có bao nhiêu công trình hiệu quả cao, bao nhiêu công trình hiệu quả thấp, bao nhiêu công trình chưa hiệu quả? Hiện nay, chúng ta chưa có câu trả lời chính xác. Tại Nghị quyết 25 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm đã đề cập đến một nguyên tắc cơ bản, đó là thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện nguyên tắc này còn rất nhiều khó khăn” – bà Mai nhấn mạnh.

Cho rằng trong nhiều năm qua khâu phân bổ nguồn lực đã được chú trọng, song khâu đánh giá hiệu quả sau đầu tư thực sự chưa được quan tâm, ĐB TP Hà Nội đề xuất 3 giải pháp: Hoàn chỉnh sớm bộ tiêu chí về đánh giá hiệu quả đầu ra theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế; lựa chọn dự án cần làm rõ kết quả đầu ra tương xứng với nguồn lực được đầu tư; cần có cơ chế tăng cường trách nhiệm giải trình trong hoạt động giám sát.

Đổi mới quy trình triển khai dự án

Chia sẻ với những khó khăn của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, song ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đồng tình với phân tích của ĐB Vũ Thị Lưu Mai về vấn đề đầu ra của dự án. Ông nói: “Tôi rất đồng tình với ý kiến của đại biểu Mai là báo cáo chưa nêu được cụ thể đầu tư công thời gian có bao nhiêu đầu tư có hiệu quả, bao nhiêu đầu tư thua lỗ, bao nhiêu dự án cần được xem xét, kiến nghị, điều tra, xem xét và truy tố. Nguyên nhân, giải pháp xử lý, tỉnh nào, doanh nghiệp nào tốt và doanh nghiệp nào chưa tốt. Có như thế mới xác định được trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xử lý nghiêm, làm bài học cho tổ chức quản lý và hy vọng ngăn chặn được tình trạng thất thoát, lãng phí vốn như thời gian qua”.

ĐB Phương đề xuất Chính phủ cần phải tiếp tục chỉ đạo, bổ sung vào các báo cáo thanh tra, xử lý các sai phạm thời gian qua đến đâu, bao nhiêu dự án được phục hồi, số lượng kinh phí được thu hồi, bao nhiêu dự án phá sản, mức độ xử lý nghiêm các sai phạm, các tổ chức cá nhân để cảnh báo, răn đe, đồng thời rút kinh nghiệm cho các giải pháp đầu tư công trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh đó, Quốc hội, Chính phủ phải cho rà soát tổng thể để có giải pháp xử lý cụ thể từng nguyên nhân hạn chế nêu trong báo cáo như luật pháp còn nhiều điểm chưa hợp lý, thiếu thống nhất, thiếu chi tiết, hướng dẫn chậm, làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, làm khó khăn vướng mắc, chậm tiến độ thực hiện. Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cũng cần có giải pháp để khắc phục tình trạng cán bộ yếu và năng lực yếu ở một số bộ.

Gọi những tồn tại trong lĩnh vực đầu tư công là “nghịch cảnh”, ĐB Hoàng Văn Cường - TP Hà Nội nêu: Vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải như nhiều đại biểu nói và đầu tư cho các dự án chưa giải ngân hoặc thậm chí dự án cần tiền không được đầu tư, dự án được đầu tư lại không có khả năng giải ngân đồng tiền đó.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang rất cần vốn, hạn hẹp thì tốc độ giải ngân vốn đầu tư công trong ba năm qua lại có xu hướng chậm dần đều. Mặc dù, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng đã nhiều lần họp, chỉ đạo quyết liệt và ra nhiều văn bản thúc đẩy nhưng tình hình cũng không được cải thiện.

Trước tình trạng đó, ĐB Cường cho rằng cần giải quyết hai vấn đề cơ bản. Đó là sớm xây dựng và công bố công khai bộ tiêu chí đánh giá và xếp thứ tự ưu tiên lựa chọn các dự án đầu tư đưa vào danh mục đầu tư công và phân bổ vốn đầu tư. Nếu chúng ta có được bộ tiêu chí này thì chúng ta sẽ không còn tình trạng phân bổ vốn đầu tư tràn lan, phân bổ vốn đầu tư cho các dự án không có khả năng giải ngân và chắc chắn không còn tình trạng tranh luận như thời gian vừa qua là xây dựng nhà hát hay xây dựng trường học, bệnh viện ở Thủ Thiêm.

Cần phải thay đổi quy trình triển khai, thực hiện một dự án đầu tư theo hướng đơn giản hóa, rõ ràng và nhấn mạnh quy định rõ trách nhiệm của người quyết định đầu tư là phải chịu trách nhiệm khi xảy ra những thất thoát, lãng phí.