您现在的位置是:Thể thao >>正文

【lịch thi đấu bóng đá fa】Người giữ lửa

Thể thao11人已围观

简介Trong giới nghệ nhân tài tử Hậu Giang, nhắc đến nghệ nhân Ngọc Phượng là n ...

Trong giới nghệ nhân tài tử Hậu Giang,ườigiữlửlịch thi đấu bóng đá fa nhắc đến nghệ nhân Ngọc Phượng là người ta nể phục. Dù đến sau, nhưng chị lại giỏi và có thể hát được hầu hết những bài bản tài tử.

Nghệ nhân chia sẻ những quyển sách về tài tử mà chị sưu tầm

Khơi nguồn

Hẹn chị dễ lắm bởi 2 năm nay, chị về hưu sau một thời gian dài làm cán bộ văn hóa ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy. Chị cười tươi: “Nói vậy thôi chứ chị cũng đi chơi dữ lắm à. Nghỉ chứ không có buồn đâu, chị vẫn còn làm chủ nhiệm câu lạc bộ đờn ca tài tử của xã mà…”. Nhìn chị trẻ hơn tuổi 57 rất nhiều. Có lẽ vì được sống với niềm đam mê, được gặp những người tri kỷ nên tâm hồn thư thái, nụ cười luôn nở trên môi…

Sinh ra và lớn lên trong gia đình đông anh em, mẹ mất sớm, cha đi thêm bước nữa, cuộc sống gia đình vẫn còn nhiều khó khăn, nên dù muốn, chị cũng gác lại chuyện học ở lớp 9. Chị nhớ lại: “Những năm đầu sau giải phóng, ở xã có gánh hát nhỏ, cũng dàn dựng tuồng đi phục vụ Nhân dân. Chị thì vừa nghỉ học, phụ công việc nhà. Buổi tối rảnh, xem mấy anh chị tập tuồng. Có mấy người quen rủ tham gia, sẵn có chất giọng nên chị đánh liều”. Ai ngờ lần hát này đã khơi đúng nguồn và chị được phát huy giọng hát trong trẻo của mình. Những tuồng hát đầu tiên chị tham gia, đến giờ chị vẫn còn nhớ, đó là “Bình minh trên hoang đảo”, “Gánh cỏ sông Hàn”… Chị hát từ vai nhỏ đến vai lớn, vai nào cũng chuẩn bị thật kỹ để nhập tâm, diễn tròn vai.

Rồi năm 1978, chị lấy chồng, vậy là bỏ ngang nghề hát, nhưng niềm đam mê vẫn chưa bao giờ hết. Dù bận chuyện gia đình, hễ có gánh hát về địa phương là chị tranh thủ làm hết chuyện nhà sớm để đi xem. Chị kể, có lần, đoàn hát ở xã Vị Đông về phường VII hát, chị nhớ nghề, lại xem và trở thành người nhắc tuồng bất đắc dĩ, nhưng thấy thật vui và mỗi lần có dịp là chị làm việc này cũng được một thời gian dài, cũng đỡ nhớ nghề…

Giữ lửa

Bẵng đi một thời gian, hai người con của chị ngày một lớn, cũng là lúc gia đình lục đục, không hạnh phúc. Chị dắt hai con về lại quê Vị Đông và bắt đầu lao vào công việc kiếm tiền nuôi con. Có sẵn nghề may học lúc mới lấy chồng, chị bắt đầu mở tiệm. Nhờ khéo tay, lại nói chuyện vui vẻ, ngọt ngào, tiệm may rất đắt. Nghề này mang lại cho chị thu nhập khá, đủ nuôi 2 con và chị vẫn duy trì đến tận bây giờ.

Thời gian rảnh, chị tham gia phong trào văn nghệ ở địa phương. Năm 2001, chị làm cán bộ truyền thanh của xã, rồi làm cán bộ văn hóa cho đến ngày nghỉ hưu. Đây là khoảng thời gian chị bắt đầu biết và đam mê tài tử. Là người gầy dựng phong trào tài tử ở địa phương, chị tập hợp và tham gia thành lập câu lạc bộ đờn ca tài tử, rồi làm chủ nhiệm, trở thành đầu tàu, tìm kiếm, truyền nghề và tạo điều kiện để những người yêu thích tài tử có nơi để sinh hoạt, tập luyện. Chị tìm tài liệu về tài tử để đọc và ngấm, có lớp tập huấn nào về tài tử là chị tham gia để có thêm kiến thức về môn nghệ thuật này. Gặp các nghệ nhân lớn tuổi, chị không hề ngại mà hỏi tất cả những gì mình chưa biết. Nhờ vậy, bài bản tài tử chị nắm rất chắc và có thể hát được, hát đúng.

Không chỉ thu thập kiến thức cho thỏa niềm đam mê của mình, chị còn sẵn lòng truyền dạy cho những ai yêu thích, đặc biệt là những người trong câu lạc bộ. Nhiều năm nay, chị ghi chép rất cẩn thận những kiến thức chị có về tài tử, những bài bản theo từng năm có sự thay đổi cũng được chị chú thích rõ ràng để trong quá trình truyền nghề, giải thích cặn kẽ để người học hiểu sâu, hát đúng.

Giờ, nghỉ hưu, chị có nhiều thời gian nghỉ ngơi nhưng chị nói, mình còn khỏe, còn tham gia gầy dựng phong trào tài tử với địa phương nên chị vẫn đảm nhận vai trò chủ nhiệm câu lạc bộ. Những buổi tối hay cuối tuần rảnh, ai thích đến nhà là chị nhận dạy. Những người thích học nhưng không đến nhà, có thể tập hợp thành nhóm vài người, chị sẵn sàng chạy đến dạy. Chị muốn có thật nhiều người yêu tài tử, không chỉ hát hay mà phải hát đúng… Ngọn lửa của niềm đam mê tài tử vẫn được chị giữ và truyền lại bằng tất cả tình yêu và tấm lòng, mong muốn góp chút sức giữ gìn và phát huy môn nghệ thuật độc đáo của dân tộc.

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

Tags:

相关文章