【soi kèo kazakhstan】VCCI: Tồn tại 5 vấn đề nổi cộm trong kiểm tra chuyên ngành
5 vấn đề nổi cộm
Trong báo cáo khảo sát DN được VCCI công bố tháng 4/2017,ồntạivấnđềnổicộmtrongkiểmtrachuyênngàsoi kèo kazakhstan 93% DN được khảo sát cho biết các quy định về kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, nằm ở nhiều văn bản khác nhau, nên rất khó cho DN nắm bắt thông tin và tuân thủ; 89% DN cho rằng nhiều quy định không phù hợp thực tế; 82% DN nhận thấy việc phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt; 81% DN cho rằng thời gian kiểm tra theo quy định quá dài; 72% DN cho biết việc chia sẻ thông tin kết quả giữa các cơ quan là chưa tốt; 68% DN phản ánh thời gian kiểm tra bị kéo dài so với quy định. |
VCCI cho rằng, có 5 vấn đề nổi cộm trong quy định về quản lý chuyên ngành. Thứ nhất là việc kiểm tra toàn bộ các lô hàng. Vấn đề này tồn tại trong tất cả các lĩnh vực quản lý chuyên ngành, việc kiểm tra chuyên ngành được thực hiện với 100% lô hàng, không phân biệt thời điểm NK, chủ thể NK, model hàng hóa đó đã từng kiểm tra hay chưa. Bất cập này là nguyên nhân cơ bản dẫn tới thời gian giải phóng hàng bị kéo dài, chi phí lớn… Việc kiểm tra tất cả các lô hàng còn áp dụng ở hàng mẫu, dù là sản phẩm công nghệ tiên tiến trên thế giới, chưa xuất hiện trên thị trường. Đối với một số sản phẩm công nghệ mới, hiện không có quy chuẩn để đối chiếu nhưng khi NK vẫn phải làm thủ tục đăng ký hợp chuẩn hợp quy theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thứ hai là vấn đề tiền kiểm cũng là một trong những bất cập trong quản lý chuyên ngành. Hiện tại, trong tất cả các lĩnh vực quản lý chuyên ngành, việc kiểm tra chuyên ngành phần lớn được thực hiện trước khi thông quan (tiền kiểm). Việc tiền kiểm tất cả các loại hàng hóa là nguyên nhân dẫn tới tình trạng dồn ứ hàng tại cảng, quá tải của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, làm mất chi phí lưu kho bãi, chậm giải phóng hàng…
Thứ ba là thủ tục, hồ sơ kiểm tra chuyên ngành hiện nay còn bất hợp lý. VCCI nêu lên thực tế số lượng giấy tờ phải nộp, xuất trình khi xin giấy phép và làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn còn rất lớn, đặc biệt trong đó bao gồm cả những loại giấy tờ không chứa đựng thông tin về chất lượng hàng hóa như: B/L, invoice, packing list… Đồng thời, vẫn tồn tại phổ biến tình trạng yêu cầu công chứng, chứng thực giấy tờ, nhất là những loại giấy tờ không thể công chứng, chứng thực được như các chứng từ thương mại giao dịch bằng điện tử, không có chữ ký, con dấu sống.
Thứ tư là một loại hàng hóa phải chịu cùng lúc nhiều quy trình quản lý chuyên ngành. Sự chồng chéo trong các quy định giữa các bộ dẫn đến một mặt hàng bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản, thực hiện nhiều thủ tục kiểm tra.
Chẳng hạn, Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải cùng kiểm tra với mặt hàng cần cẩu tự hành, cần trục, cẩu trục, cổng trục, xe nâng; Bộ Công Thương và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng kiểm tra chuyên ngành đối với hệ thống điều chế và nạp khí, các mặt hàng khí hóa lỏng, khí hòa tan, bình chịu áp lực áp suất cao hơn 0,7 bar, nồi hơi, tời. Hay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Công an cũng quản lý mặt hàng bình chữa cháy. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế cùng quản lý mặt hàng tinh bột, sữa tươi (kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế)…
Đáng lưu ý, giữa các đơn vị thuộc cùng một bộ cũng xảy ra tình trạng cùng quản lý một mặt hàng như: Mặt hàng thủy sản XK vừa phải kiểm dịch động vật (do cơ quan thú y thực hiện), vừa phải kiểm tra chất lượng (do trung tâm kiểm tra chất lượng thực hiện).
Thứ năm là sự độc quyền trong hoạt động kiểm tra, đánh giá sự phù hợp. Theo quy định hiện nay thì bộ quản lý chuyên ngành không thực hiện trực tiếp việc kiểm tra chất lượng hàng hóa mà chỉ xác nhận kết quả kiểm tra của tổ chức chuyên môn được chỉ định. Các luật có liên quan giao quyền chỉ định tổ chức kiểm tra, đánh giá sự phù hợp cho bộ quản lý chuyên ngành. Điều này dẫn tới tình trạng “độc quyền” của các tổ chức được chỉ định. Ví dụ, đối với việc kiểm tra chất lượng máy móc nông nghiệp (máy cày, máy kéo…) NK, Cục Chế biến nông, lâm, thuỷ sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chỉ định duy nhất một đơn vị kiểm tra ở Hà Nội. Đều này gây nhiều khó khăn, tăng chi phí cho DN NK ở nơi khác, nhất là các tỉnh miền Trung, miền Nam.
Cần áp dụng quản lý rủi ro như Hải quan
Trước những tồn tại trong công tác quản lý chuyên ngành hiện nay, VCCI đã nêu lên các giải pháp. Theo đó, phương án tốt nhất đối với vấn đề kiểm tra toàn bộ lô hàng là bộ quản lý chuyên ngành chỉ quy định về điều kiện và tiêu chuẩn kiểm tra; thủ tục kiểm tra chuyên ngành sẽ do cơ quan Hải quan thống nhất thực hiện. Cơ quan Hải quan sẽ sử dụng hệ thống quản lý rủi ro để thực hiện việc kiểm tra. Kết quả kiểm tra đối với một model có giá trị áp dụng cho các lô hàng cùng model NK sau đó. Một phương án khác được VCCI đưa ra là các cơ quan kiểm tra chuyên ngành học tập cơ chế quản lý rủi ro đang được cơ quan Hải quan áp dụng.
Đối với vấn đề tiền kiểm, các bộ cần phân loại hàng hóa để chuyển việc kiểm tra chuyên ngành một số loại hàng hóa từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Ví dụ: Hàng hóa là máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải… đã có chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật; hàng hóa là thực phẩm đóng hộp, thực phẩm khác đã có chứng nhận tiêu chuẩn vệ sinh của nước XK…
Đối với bất hợp lý trong thủ tục, hồ sơ kiểm tra chuyên ngành, cũng giống như vấn đề kiểm tra toàn bộ lô hàng, VCCI cho rằng, phương án tốt nhất là các bộ quản lý chuyên ngành chỉ quy định về điều kiện và tiêu chuẩn kiểm tra, thủ tục kiểm tra sẽ do cơ quan Hải quan thống nhất thực hiện. Phương án này sẽ không gây ra tình trạng trùng lặp về giấy tờ, hồ sơ; xử lý được tình trạng cùng một hàng hóa bị kiểm tra bởi nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành; tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí…
Tương tự về sự chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành, VCCI cho rằng tốt nhất là các bộ quản lý chuyên ngành chỉ quy định về điều kiện và tiêu chuẩn kiểm tra, thủ tục kiểm tra chuyên ngành sẽ do cơ quan Hải quan thống nhất thực hiện. Phương án khác là các bộ thống nhất về việc kiểm tra chuyên ngành cùng loại hàng hóa.
Về sự độc quyền trong hoạt động kiểm tra, đánh giá sự phù hợp, VCCI cho rằng cần sửa đổi quy định liên quan trong Luật Chất lượng sản phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực chuyên ngành theo hướng bỏ quy định chỉ định tổ chức đánh giá/chứng nhận sự phù hợp, theo đó tất cả ác tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được cấp phép đều có thể thực hiện việc kiểm tra.
-
Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sốngKhởi tố 5 người bắt cóc con nợ từ Cà Mau đưa về Bình Dương đòi tiền chuộcBắt kẻ trộm hơn 10kg bạc của cửa hàng trang sức ở Bình DươngKhởi tố 8 bị can để chậm tiến độ, gây lãng phí tại dự án Bản MồngMở rộng không gian phát triểnĐi xe đạp vi phạm nồng độ cồn kịch khung bị phạt bao nhiêu tiền?Khởi tố 3 anh em ruột nổ súng vào nhà đối thủHai cựu cán bộ công an 'bảo kê' đường dây ma túy xuyên quốc giaĐề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3Tạm giữ tài xế ô tô lao vào đoàn người đưa tang khiến 1 người tử vong
下一篇:Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Cháy karaoke An Phú, 32 người chết ở Bình Dương: Chủ quán lĩnh 8 năm tù
- ·Hai phụ nữ 'nổ' là đại gia ở Phú Yên, mượn tiền của nhiều người rồi chiếm đoạt
- ·Tạm giữ tài xế ô tô lao vào đoàn người đưa tang khiến 1 người tử vong
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Điều tra nhóm côn đồ chém 3 người thương vong ở Quảng Bình
- ·Ô tô dừng đèn đỏ sai làn bị phạt bao nhiêu tiền?
- ·Vụ cầu hôn rồi sát hại bạn gái: Thêm tình tiết bất hảo của nghi phạm
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố ở vụ án thứ 5
- ·Chạy xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?
- ·Uống rượu bia rồi dắt xe máy qua chốt CSGT, có bị phạt nồng độ cồn?
- ·Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- ·Bắt 'ma men' lái ô tô tông chết một học sinh ở Quảng Nam
- ·Điều tra nhóm côn đồ chém 3 người thương vong ở Quảng Bình
- ·Mua xe máy bị trộm cắp rồi mang lên mạng bán kiếm lời
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Từ đơn hàng 30.000 đồng, thanh niên ở Hà Nội bị kẻ giả shipper lừa hơn 180 triệu
- ·Vụ án AIC: Cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khai gì?
- ·Nở rộ chiêu giả mạo shipper để lừa đảo, cảnh sát chỉ cách 'phá bẫy'
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Khởi tố tài xế xe khách chèn ép xe tải trên cao tốc Nội Bài
- ·Bạo hành trẻ ở mái ấm Hoa Hồng: Tìm người gửi, cho con cho Giáp Thị Sông Hương
- ·Gã đạo chích 'khoả thân' khi đột nhập nhà dân ra đầu thú
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Ô tô dừng đèn đỏ sai làn bị phạt bao nhiêu tiền?
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Lật tẩy chiêu trò 'cô đồng' Phan Thu Trang lừa đảo hơn 28 tỷ đồng
- ·Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương gây thất thoát hơn 300 tỷ
- ·Đầu tư kiếm lời qua mạng, một phụ nữ ở Phú Yên bị lừa 2,4 tỷ đồng
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·Hai cựu cán bộ công an 'bảo kê' đường dây ma túy xuyên quốc gia
- ·Bắt giam nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Bách Đạt An
- ·Bé gái 5 tuổi tử vong nghi do bạo hành ở TP.HCM: Công an vào cuộc
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Đổi căn cước công dân sang thẻ căn cước cần mang giấy tờ gì?