Sức ép từ nhiều phía đã khiến Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ để cải thiện cuộc khủng hoảng kéo dài ở quốc gia Nam Mỹ này. Tổng thống Maduro tuyên bố sẵn sàng đối thoại trực tiếp với ông Trump. Nguồn: EPA-EFE TheốnbnhthườnghaquanhệvớiMỹkèo liverpool tối nayo đó, ông Maduro tuyên bố sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nếu Washington quyết định sửa chữa những sai lầm trong chính sách đối với Venezuela để tìm kiếm giải pháp bình thường hóa quan hệ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, Tổng thống Maduro cũng cho biết rằng, cơ quan chức năng nước này đã nắm được thông tin tình báo về những kế hoạch của Mỹ nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Quốc hội Venezuela, dự kiến diễn ra vào năm 2020. Bởi họ biết rằng, phe đối lập sẽ không thể nào giành chiến thắng và thay đổi tiến trình cách mạng Bolivar. Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng từ năm 2010 và trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây. Đáng lưu ý là tình hình chính trị - xã hội Venezuela diễn biến căng thẳng sau khi thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido được Mỹ ủng hộ ngày 23-1 tự phong là “tổng thống lâm thời” của nước này. Tổng thống hợp hiến Maduro cho rằng đây là một âm mưu đảo chính do Mỹ và các thế lực thù địch bên ngoài đứng sau giật dây. Động thái trên đã làm gia tăng căng thẳng và chia rẽ nội bộ ở Venezuela. Hiện Mỹ cùng một số nước Mỹ Latinh và châu Âu đã công nhận vai trò của ông Guaido, trong khi nhiều nước như Nga, Belarus, Bolivia, Iran, Trung Quốc, Cuba, Nicaragua, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ... bày tỏ ủng hộ Tổng thống Maduro. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các phe đối lập gây ra nội chiến đẫm máu khiến hàng chục ngàn người thương vong, hơn 4 triệu người Venezuela đã rời khỏi đất nước để tị nạn. Venezuela hiện dẫn đầu thế giới về tỷ lệ giết người, với 90 vụ giết người trên 100.000 người dân vào năm 2015 (so với 5,35 trên 100.000 ở Mỹ hoặc 1,68 trên 100.000 ở Canada). Venezuela đã trở thành một trong những quốc gia bạo lực nhất thế giới. Hệ lụy của cuộc khủng hoảng đã khiến quốc gia Nam Mỹ này lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn mọi thứ, đặc biệt là kinh tế cứ suy yếu dần theo thời gian. Theo nhà lãnh đạo Venezuela, cho tới năm 2015 sản xuất dầu mỏ đem lại cho ngân sách nhà nước gần 50 tỉ USD mỗi năm, song năm 2018 ngành mũi nhọn này chỉ đạt được khoảng 4 tỉ USD. Kể từ đầu năm 2019, Mỹ liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Venezuela nhằm gây sức ép buộc Tổng thống Maduro phải rời bỏ quyền lực. Đáng quan ngại là các biện pháp trừng phạt ngặt nghèo của Mỹ khiến cho Venezuela không thể mở các tài khoản ngân hàng, nhập khẩu thực phẩm và thuốc men, trong khi khoảng 30 tỉ USD tài sản của nhà nước Venezuela đang bị phong tỏa và hiện nay Washington còn đang đe dọa áp dụng biện pháp phong tỏa đường biển đối với Caracas. Mới đây, Mỹ và các nước thành viên Nhóm Lima lại tuyên bố sẵn sàng áp dụng các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào chính quyền của Tổng thống Maduro nhằm có thể khôi phục lại trật tự hiến pháp và dân chủ tại nước này. Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Venezuela Elliott Abrams cho biết, Washington sẽ áp dụng mọi biện pháp trong khả năng của mình để đạt được mục tiêu thay đổi, mà tất cả các nước trong Nhóm Lima đều mong muốn ở Venezuela. Nhóm Lima cũng tái khẳng định sự ủng hộ đối với thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido, người tự phong là “tổng thống lâm thời”, cũng như cáo buộc chính quyền Maduro ngăn chặn các giải pháp thương lượng đối với cuộc khủng hoảng hiện nay tại quốc gia Nam Mỹ này. Mặc dù Quốc hội Venezuela do phe đối lập kiểm soát vừa phê chuẩn ông Juan Guaido làm tổng thống lâm thời cho tới khi tổ chức các cuộc bầu cử mới. Để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, Tổng thống Maduro đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và gặp Tổng thống Vladimir Putin, cũng như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để thảo luận về quan hệ song phương, đồng thời tìm giải pháp đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế - xã hội. Giới phân tích nhận định, mặc dù Caracas đã có nhiều nỗ lực để cải thiện cuộc khủng hoảng, tuy nhiên khó đạt được kết quả như mong đợi. Bởi lẽ, vấn đề cốt lõi là mâu thuẫn nội bộ giữa các phe phái còn quá lớn. Bài toán khó này chỉ có thể tìm được lời giải sau bầu cử Quốc hội Venezuela vào năm sau. Tuy nhiên, xem ra kết quả cũng còn quá mong manh. HN tổng hợp |