当前位置:首页 > La liga > 【kq giai uc】Đại biểu Quốc hội đồng ý lập Quỹ Phòng, chống thiên tai nhưng phải quản chặt chẽ

【kq giai uc】Đại biểu Quốc hội đồng ý lập Quỹ Phòng, chống thiên tai nhưng phải quản chặt chẽ

2025-01-10 09:41:03 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point
dong y lap nhung dai bieu quoc hoi luu y phai quan chat quy phong chong thien taiQuốc hội thảo luận các dự thảo Luật sửa Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều và Luật Xây dựng
dong y lap nhung dai bieu quoc hoi luu y phai quan chat quy phong chong thien taiChủ tịch Quốc hội: Có gần 250 lượt đại biểu đã tham gia chất vấn và tranh luận trong 3 ngày
dong y lap nhung dai bieu quoc hoi luu y phai quan chat quy phong chong thien taiĐại biểu Quốc hội chất vấn quan điểm của Thủ tướng trước vụ việc nước sông Đà nhiễm bẩn
dong y lap nhung dai bieu quoc hoi luu y phai quan chat quy phong chong thien tai
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải trình trước Quốc hội.

Cần bảo hiểm tài sản cho người dân vùng nguy cơ thiên tai cao

Hầu hết đại biểu đều tán thành với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề nghị bổ sung tiếp cận rộng hơn, đầy đủ hơn đặc biệt là liên quan đến biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều loại hình và tần suất khó lường. Đồng thời bổ sung quy định ứng phó với các loại hình thiên tai như hạn hán, rét đậm, sương muối cho phù hợp với thực tiễn thay vì chỉ tập trung ở vấn đề mưa lũ.

Đại biểu Lê Quang Trí (Tiền Giang) thống nhất với việc bổ sung quy định ưu tiên bố trí nguồn lực xây dụng triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai.

Đại biểu chỉ rõ, công tác phòng chống thiên tai thời gian qua có những hạn chế do công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ chưa được đầu tư thích đáng. Tình trạng sạt lở bờ biển nghiêm trọng hay sụt lún, ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long rất cần có chương trình nghiên cứu, giải pháp xử lý hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững. Đại biểu nhấn mạnh đây là chính sách quan trọng giúp cho công tác phòng, chống thiên tai kịp thời, hiệu quả.

Bên cạnh đó, đại biểu Lê Quang Trí cũng đề nghị bổ sung quy định về bảo hiểm rủi ro thiên tai cho các công trình tài sản cho người dân trong vùng có nguy cơ cao thiên tai. Đại biểu nhấn mạnh, Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đối khí hậu nên việc xây dựng và bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai và kết hợp phòng, chống thiên tai là rất cần thiết.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực có hạn nên cần tập trung cho các công trình cấp thiết nhất như trong giai đoạn hiện nay rất cần các công trình ao hồ điều tiết nước cho đồng bằng sông Cửu Long nhằm ứng phó hạn hán, chống ngập lụt, chủ động nguồn nước tưới và sinh hoạt, không bị động bởi nguồn nước từ các đập trên sông Mê Kông. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung điều khoản về các công trình phòng, chống thiên tai cần ưu tiên đầu tư và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Tán thành với việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai ở Trung ương trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, song đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng lưu ý qua giám sát về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách đã phát hiện nhiều tổ chức sử dụng quỹ phức tạp, thu chi khó kiểm soát nên cần có quy định chặt chẽ để không phát sinh thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

229 ý kiến đóng góp vào dự Luật

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Thiên tai thường gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế và tính mạng con người. Đặc biệt, trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu đã làm cho mức độ thiên tai diễn ra khốc liệt, gây ra thiệt hại nghiêm trọng hơn.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều có những nhiệm vụ thực hiện đáp ứng yêu cầu mới đặt ra. Dự án Luật đã được xây dựng theo các quy định của Luật Ban hành văn bản pháp luật và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân.

Với 5 nhóm nội dung của Luật Phòng, chống thiên tai và 3 nhóm nội dung của Luật Đê điều, tại diễn đàn Quốc hội, dự án Luật đã nhận được sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng kết luận, đóng góp các nội dung; ý kiến qua 5 nhóm nội dung; báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với 9 nội dung đóng góp vào Luật Phòng, chống thiên tai và 3 nội dung đóng góp vào Luật Đê điều.

Đặc biệt, cho đến nay, đã có 229 ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội tại các phiên thảo luận tổ ngày 18/11/2019 và trong sáng ngày 22/11, tại phiên thảo luận ở hội trường có 13 ý kiến đóng góp.

Thay mặt cho cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã tham gia ý kiến đóng góp cho dự án Luật.

Qua đó, với vai trò tư lệnh ngành Nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ sẽ tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến đóng góp để cùng với cơ quan thẩm định của Quốc hội, các cơ quan hữu quan hoàn thiện dự thảo luật với chất lượng tốt nhất cũng như giải trình những nội dung chưa rõ hoặc có ý kiến còn khác nhau.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, một số nội dung của dự án Luật, Ban soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm định sẽ tổ chức thêm các hội thảo nhằm làm rõ hơn, tạo sự thống nhất cao để đưa ra trong kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读