Muộn 1 phút,ộnphútmuacốctràsữavàmuônvàncáchxửlýnhânviênđilàmmuộkết quả bóng đá nữ hà lan mua 1 cốc trà sữa và muôn vàn cách xử lý nhân viên đi làm muộn(Dân trí) - Nhiều công ty áp dụng các hình thức phạt nhân viên đi làm muộn, về sớm, hầu như "đánh vào túi tiền". Việc này phần nào giúp nhân viên, nhất là gen Z, ý thức hơn trong việc tuân thủ nội quy chung.Bùi Yến (Hà Nội) nói rằng trong 3 năm đi làm, kiểu phạt "đi muộn 1 phút mua 1 cốc trà sữa" là hình phạt kỳ lạ nhưng cũng tốn kém nhất mà cô từng phải đối diện. Làm tại công ty được 2 tháng, Yến đi muộn 3 lần, lần muộn nhiều nhất là 20 phút - tương đương với việc cô phải mua 20 cốc trà sữa chiêu đãi công ty, tổng thiệt hại gần 1 triệu đồng. Theo Bùi Yến, tình trạng nhân viên đi làm muộn xảy ra ở mọi công ty. Dù giờ làm bắt đầu lúc 8h hay 9h, không ít nhân viên vẫn có nhiều lý do để đi làm muộn. Do vậy, bộ phận nhân sự buộc phải nghĩ ra những hình thức phạt để giảm thiểu tối đa tình trạng nhân viên không tuân thủ nội quy. Việc áp dụng hình phạt mua trà sữa cho cả công ty khiến nhân viên cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng hơn, giống như một buổi chiêu đãi, tuy nhiên nếu quy ra tiền thì cũng không hề ít. Do vậy, mọi người cần phải tự ý thức để không phải mất tiền chỉ vì vài phút chậm trễ. Linh Trang (Vĩnh Phúc) kể cô từng bị phạt vì ngủ trong giờ làm việc. Hình phạt của trưởng phòng dành cho cô là đứng làm việc liên tục trong vòng 1 tiếng. Trong khi đó, công việc của cô phải thao tác trên máy tính cá nhân. Như vậy, Trang đã ôm máy tính và đứng liền trong vòng 1 tiếng. Thời điểm đó, Trang cảm thấy khá xấu hổ và mỏi chân nhưng không thể làm khác đi vì sếp của cô là người khá khó tính. Làm việc trong một môi trường nhiều người trẻ, Trang nhận thấy rằng khả năng sáng tạo của nhân viên trẻ là rất cao. Tuy nhiên, đi kèm với đó là ý thức kỷ luật chưa thực sự tốt. Linh Trang sinh năm 2001, thừa nhận bản thân là một gen Z điển hình khi luôn thức rất khuya, ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt và hiệu quả công việc của ngày hôm sau. Ngoài ra, Linh Trang cho rằng với tâm lý không thích gò bó, nhiều bạn trẻ quen làm tự do nên khi vào một môi trường làm việc cố định sẽ khó để thích nghi. Linh Trang cũng không ngoại lệ. Cô từng mất 3 tháng để quen với việc phải có mặt ở công ty lúc 8h30 và 17h30 mới được ra về. Trang cảm thấy việc này khá áp lực, khiến cô không thể làm thêm nhiều việc khác. Tuy nhiên, một công việc ổn định mang lại cho Trang nhiều thứ tích cực, một trong số đó là mức thu nhập ổn định mà nhiều người mơ ước trong thời buổi kinh tế khó khăn. Chia sẻ với phóng viênDân trí, chị Nguyễn Mai Ly, chuyên viên tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao, cho rằng đối với gen Z, khi mới đi làm họ chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên nhìn rộng ra các cơ hội khác khi đến với công ty như cơ hội được học tập, cơ hội được giao lưu với các đồng nghiệp giỏi, được làm các dự án lớn. Đó là những cơ hội để thăng tiến nhanh sau này, cùng với các chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc khác chứ không nên chỉ nhìn vào lương. Ngoài ra, chị Ly khẳng định những công việc đầu tiên trong cuộc đời sẽ quyết định bạn là ai trong 3-5 năm tới, hãy nhìn rộng ra những điều bạn có thể tận dụng ở một cơ hội công việc. Đồng quan điểm này, chị Ngọc Mai - trưởng phòng tuyển dụng ở công ty du lịch- cho biết trong 2 năm qua, chị khá kỹ tính trong việc lựa chọn hồ sơ tuyển dụng nhân sự trẻ. Bởi nhân sự trẻ, đặc biệt là các bạn gen Z (sinh năm 1997 trở về sau) có những quan điểm về công việc tương đối khác biệt. Nhiều bạn không quan trọng cấp bậc, lương mà chú ý vào các chế độ đãi ngộ khác như công ty có đi du lịch nhiều không, đồng nghiệp thế nào, văn phòng có đẹp không... Ngoài ra, chị Mai cho biết nhiều gen Z có lịch sinh hoạt không phù hợp nên ảnh hưởng đến công việc khá nhiều, đặc biệt là đi làm muộn, về sớm. Do đó, là công ty nhỏ hay lớn, đều có những quy định và hình thức thưởng, phạt đối với các nhân sự không chấp hành kỷ luật. Việc này không những thể hiện thái độ làm việc của một nhân sự mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc, doanh thu của công ty. |