【tỷ số ghana】Tập trung hoàn thiện Đề án Cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021
Phát biểu kết luận hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của ngành Nội vụ ngày 30/12,ậptrunghoànthiệnĐềánCơcấuChínhphủnhiệmkỳtỷ số ghana Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình ghi nhận công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy có nhiều tiến bộ, thiết thực đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua.
Kết quả có ý nghĩa chính trị quan trọng
Ngoài ra, ngành Nội vụ đã thực hiện quyết liệt việc tinh giản biên chế mà trước đây nỗ lực phấn đấu nhưng chưa đạt được. Công tác sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố có bước đột phá quan trọng, với kết quả nổi bật.
Cụ thể, trong 2 năm 2019, 2020, toàn ngành Nội vụ đã tham mưu cấp có thẩm quyền tiến hành sáp nhập cấp huyện, cấp xã ở 45 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giảm được 8 huyện, 557 xã. Đồng thời, cả nước giảm được 38.369 thôn, tổ dân phố so với thời điểm năm 2015.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình ghi nhận công tác tinh gọn bộ máy có nhiều tiến bộ |
“Đây là kết quả có ý nghĩa chính trị quan trọng, là cơ sở để các địa phương tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng”, Phó Thủ tướng ghi nhận.
Bên cạnh đó, ngành Nội vụ cũng tham mưu cho Chính phủ hoàn thành việc giải quyết dứt điểm các vấn đề địa giới hành chính chưa thống nhất giữa các địa phương do lịch sử để lại. Có những tranh chấp kéo dài trên 10 năm, có nơi gần 20 năm, nay đã được giải quyết dứt điểm.
Công tác cải cách hành chính được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, tạo sự chuyển biến rõ rệt. Đến nay, 100% các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý văn bản trên môi trường điện tử. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước…
Phó Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao kết quả và thành tích của toàn ngành nội vụ đạt được 5 năm qua.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng lưu ý toàn ngành Nội vụ cần tập trung khắc phục một số tồn tại, hạn chế như vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên hoặc còn có tư tưởng chờ đợi kết quả của các bộ, ngành, địa phương khác rồi mới triển khai thực hiện theo.
Việc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức viên chức theo vị trí việc làm chưa được triển khai đồng bộ. Thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều hạn chế, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, yếu kém về phẩm chất, năng lực, chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; còn tình trạng tham nhũng vặt, sử dụng “quyền lực mềm” gây khó dễ cho doanh nghiệp và người dân khi giải quyết thủ tục hành chính.
Làm sao để cán bộ làm gì sai là thấy lương tâm cắn rứt
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị ngành Nội vụ tập trung một số nhiệm vụ như xây dựng, hoàn thiện Đề án Cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong đó, Bộ Nội vụ lưu ý rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót nhiệm vụ.
Bộ cần chủ động trong việc phối hợp, tổ chức thẩm định trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định, quyết định về tổ chức của các cơ quan để triển khai đề án cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ mới. Bộ rà soát, tổ chức lại các cơ quan đơn vị bên trong bộ, ngành và địa phương theo các tiêu chí quy định.
Bộ máy tổ chức Chính phủ phải nghiên cứu có cải cách phù hợp, làm sao vừa tinh gọn, vừa hiệu lực, hiệu quả, đồng thời không bỏ sót nhiệm vụ.
“Quan trọng hơn, bộ máy bên trong phải tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, làm sao đừng chồng chéo, quan hệ phối hợp một cách nhuần nhuyễn, nhanh chóng; không nên để bộ máy bên trong quá cồng kềnh, nhiều tầng nấc", Phó Thủ tướng lưu ý.
Ông Trương Hòa Bình đề nghị ngành Nội vụ chú ý công tác cải cách bộ máy, đặc biệt là tinh gọn lại cơ chế phối hợp, kỷ cương, chế tài, không để tình trạng lòng vòng kéo dài không kiểm điểm xử lý, không kỷ luật ai cả, rồi “trên nói dưới không nghe”.
“Không có cơ chế đề xuất để kỷ luật thì trên nói dưới đâu nghe. Trình tự xử lý kỷ luật cán bộ, công chức của mình khó lắm, không phải dễ”, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp tham mưu cơ chế để xử lý hiệu quả các trường hợp chậm trễ xử lý nhiệm vụ của bộ máy công vụ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, công tác cán bộ vẫn là quyết định, công tác cán bộ phải là gốc, cán bộ phải vừa hồng, vừa chuyên. Cán bộ bây giờ phải nắm được kỹ năng công nghệ thông tin, xử lý công việc nhuần nhuyễn nhưng không vì vậy mà chạy theo xu hướng phải có học hàm, học vị trong đội ngũ công vụ.
Công chức nhà nước cần có bằng cấp đại học chuyên ngành, phải hết sức chuyên nghiệp, nắm vững kiến thức pháp luật, nhiệm vụ, kỹ năng trên lĩnh vực công tác của mình. Đồng thời cán bộ công chức phải trong sạch, liêm khiết, lấy dân làm gốc, có ý thức phục vụ nhân dân, không “tơ hào cọng chỉ, sợi tóc”.
“Phải làm sao để cán bộ làm gì sai là thấy lương tâm cắn rứt, trong lòng day dứt. Không phục vụ được cho nhân dân, rồi tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu, dùng kỹ xảo để kéo dài thời gian giải quyết công việc để người ta đến bên mình “nháy nháy”. Điều đó, lương tâm không cho phép”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thu Hằng
Tinh giản biên chế, gần 55.000 người về hưu trước tuổi
Từ 2015 - 2020, cả nước đã tinh giản 67.218 biên chế, trong đó gần 55.000 người hưởng chính sách về hưu trước tuổi, hơn 12.000 người hưởng chính sách thôi việc ngay...
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/068e799608.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。