发布时间:2025-01-10 15:48:14 来源:88Point 作者:Cúp C1
Điều hành giá theo kịch bản - ý tưởng rất mới
Chúng ta hẳn còn nhớ Việt Nam có những thời điểm lạm phát tăng 2 con số, thậm chí có năm lạm phát 3 con số (lên tới hơn 400%), do kinh tế bị khủng hoảng, tăng trưởng thấp, làm cho thị trường bị thiếu cung, tiền nhiều hơn hàng. Những năm gần đây, lạm phát luôn ổn định theo đúng mục tiêu đề ra, đạt dưới 4%, mới thấy hết được ý nghĩa của nó.
Thời điểm trước năm 2013, điều hành giá một số hàng hóa thiết yếu cũng hết sức vất vả, ví dụ như giá xăng. Có lần, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ - khi đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính đã từng cảm thán: “Tại sao khi giá xăng tăng báo chí đăng bài to thế, nhưng khi giá xăng giảm, lại đưa cái tin bé tí, ẩn ở đâu đấy!”. Nói như vậy để thấy rằng, dư luận hết sức quan tâm đến giá cả, nhất là khi điều hành tăng giá mặt hàng nào đó, thường không nhận được sự đồng tình.
Sở dĩ thời điểm đó, công tác điều hành giá xăng – là đầu vào của nền kinh tế - lại hết sức khó bởi vì giá xăng dầu khi đó chưa điều hành theo tín hiệu của thị trường thế giới. Lúc giá xăng thế giới tăng thì giá xăng trong nước vẫn được bình ổn giá (sử dụng Quỹ Bình ổn giá và nhiều biện pháp khác) để giữ giá không biến động tăng quá cao. Nhưng đôi khi, giá xăng cứ tiếp tục tăng, cơ quan quản lý không thể “neo” mãi ở một mốc thấp được, khi ấy giá xăng sẽ tăng cao, ngay lập tức dư luận phản ứng. Nay giá xăng đã được liên Bộ Công thương – Tài chính điều hành nhịp nhàng, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, có tăng, có giảm, đồng thời sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Một dấu mốc quan trọng để công tác quản lý giá đi vào nề nếp đó là khi Luật Giá ra đời và có hiệu lực từ năm 2013. Song phải đến giai đoạn 2016 – 2020, mới đánh dấu một bước đổi mới căn bản trong việc tổ chức triển khai, thực hiện công tác quản lý, điều hành giá, thể hiện nhất quán đường lối chung về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó có việc đẩy mạnh cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Nhưng không vì thế mà không hết khó khăn. Công tác quản lý, điều hành giá giai đoạn 2016 - 2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có những thuận lợi và khó khăn đan xen. Tuy có nhiều thách thức đặt ra cho công tác quản lý, điều hành giá và kiểm soát lạm phát, nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá; đồng thời với sự quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ của Bộ Tài chính và các bộ ngành, nên kết quả điều hành giá đã theo đúng các kịch bản cụ thể được xây dựng hàng năm. Chỉ số giá tiêu dùng giảm từ mức 6,5 - 9% trong giai đoạn 2010 - 2013, dần ổn định dưới 4% trong giai đoạn 2014 - 2019 và luôn kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu Chính phủ, Quốc hội đề ra.
Một quyết sách nổi bật, có ý nghĩa của tầm nhìn chiến lược, đó là việc Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo điều hành giá. Trong đó, với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ các chủ trương, định hướng lớn về quản lý điều hành giá trong từng thời kỳ, dự báo và xây dựng kịch bản điều hành giá trong ngắn, trung và dài hạn. Trên cơ sở công tác tổng hợp, phân tích dự báo, công tác bình ổn giá, nhất là trong những thời điểm thị trường có nhiều biến động về giá đã được thực hiện có hiệu quả, đồng bộ từ trung ương tới địa phương.
Quản lý giá, phải có tầm “nhìn xa trông rộng”
Có thể nói, thành công trong công tác quản lý nhà nước về giá, đó là đã điều chỉnh kịp thời giá một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng thiết yếu với đời sống kinh tế - xã hội, hàng hóa, dịch vụ có tính độc quyền, theo hướng tính đúng tính đủ các chi phí, yếu tố cấu thành giá theo thị trường. Cơ chế công bố thông tin rõ ràng, minh bạch để kiểm soát chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ, đã hạn chế tác động tiêu cực của vị thế độc quyền. Qua đó, công tác quản lý, điều hành giá ngày càng trở nên công khai, minh bạch, đạt được sự đồng thuận từ người dân.
Luật đã quy định rõ, việc điều hành giá được thực hiện công khai, minh bạch; các bộ, ngành phải chịu trách nhiệm và “quản” giá hàng hóa thiết yếu của bộ, ngành mình. Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá luôn là lãnh đạo Chính phủ (trước đây là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và nay là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), cho thấy tầm quan trọng của công tác điều hành giá cả. Chất lượng cuộc sống của người dân có được nâng lên hay không phản ánh chi tiêu trong cuộc sống. Giá cả chính là phản ánh rõ nét nhất.
Vì thế, các cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá luôn rất “căng”. Lãnh đạo Chính phủ “truy” từng bộ, ngành có mặt hàng tăng giá, ảnh hưởng trực tiếp đến CPI. Không chỉ lên kịch bản giá cho các mặt hàng quan trọng, thiết yếu trong từng thời điểm, mà còn phải nhìn xa trông rộng, dự báo khả năng khan hiếm, tăng giá để có phương án cân đối cung – cầu phù hợp. Ví như việc tăng giá hàng loạt vé tàu hỏa, máy bay vào thời điểm năm 2019, tác động đến CPI, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá khi đó là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã thẳng thắn phê bình Bộ chủ quản là Bộ Giao thông vận tải và yêu cầu bộ này “phải kiểm tra lại, rút kinh nghiệm trong công tác điều hành giá”. Hay như với giá thịt lợn, đầu năm 2019, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã dự báo trước được giá thịt lợn sẽ tăng từ nửa năm 2019 và có thể kéo dài sang năm 2020, kịp thời có các biện pháp cân đối cung – cầu như tái đàn, có phương án nhập khẩu thịt lợn…
Nhắc đến công tác điều hành giá, không thể không nhắc đến thành công kép khi vừa đưa giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo lộ trình giá thị trường, vừa kiểm soát được lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra, như giá xăng dầu, điện, dịch vụ khám chữa bệnh.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý giá, chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, trong công tác điều hành giá, điều quan trọng là tính chủ động và dự báo. Chủ động có nghĩa là chủ động trong điều hành, lên phương án và có kịch bản rõ ràng; kịp thời đề xuất giải pháp ứng phó cho Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá. Cùng với đó là làm tốt công tác dự báo, nhất là các mặt hàng thiết yếu, có tác động trực tiếp đến đời sống xã hội, để ổn định mặt bằng giá nói chung.
Đến thời điểm này, những người làm công tác quản lý giá có thể tự hào bởi đã đặt nền móng vững chắc cho công tác điều hành giá, linh hoạt, nhịp nhàng mà hiệu quả. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Minh Anh
相关文章
随便看看