【nhan dinh bong da nhat ban】Hội nhập AEC: Các trường đào tạo không thích ứng sẽ bị đào thải

  发布时间:2025-01-26 04:21:04   作者:玩站小弟   我要评论
Tiết học của sinh viên khoa Cơ khí chế tạo tại trường CĐ nghề Công nghệ cao Đồng An thuộc. Ảnh: Anh nhan dinh bong da nhat ban。

hoi nhap aec cac truong dao tao khong thich ung se bi dao thai

Tiết học của sinh viên khoa Cơ khí chế tạo tại trường CĐ nghề Công nghệ cao Đồng An thuộc. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Thách thức hội nhập

Ông Phạm Quang Trung,ộinhậpAECCáctrườngđàotạokhôngthíchứngsẽbịđàothảnhan dinh bong da nhat ban Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ có nhiều thuận lợi và thách thức. Nhiều hạn chế và điểm mạnh trong đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam sẽ được mọi người nhìn nhận lại. Do đó, sức ép đào tạo nguồn nhân lực của các trường đại học rất lớn. “Đội ngũ nguồn nhân lực trong đào tạo của Việt Nam còn khoảng cách khá lớn so với các nước ASEAN như: Tỷ lệ giảng viên Việt Nam biết nói tiếng Anh còn ít. Hiện khung chương trình, tư duy, tâm lý giáo dục trong các trường đại học cũng còn khá hạn chế nên khi bước vào ngưỡng cửa hội nhập đây cũng là một thách thức”, ông Trung nhấn mạnh.

Theo ông Trung, nền kinh tế Việt Nam kém phát triển hơn một số nước ASEAN nên việc đầu tư nguồn lực và tài chính cho các trường còn hạn chế so với các nước như: Thái Lan, Singapore, Malaixia... Đây cũng là rào cản để giáo dục Việt Nam theo kịp nền giáo dục các nước trong ASEAN.

Tuy nhiên, ông Trung cũng cho rằng, việc hội nhập của các nước trong cộng đồng kinh tế AEC sẽ diễn ra từ từ, quá trình chuyển biến các trường sẽ tự phải thích ứng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực mới. Đối với những trường nào không thích ứng được với môi trường đào tạo mới sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi, sẽ tự đào thải.

Bà Phạm Thị Ly, Giám đốc Chương trình nghiên cứu, Viện Đào tạo quốc tế, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng nhận định: Khi Việt Nam hội nhập AEC, các trường của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các trường trong khu vực ASEAN. Khi lực lượng lao động của các nước dịch chuyển, lao động của Việt Nam sẽ phải đối diện với việc lao động của các nước ASEAN được đào tạo tốt hơn và họ sẽ kiếm việc làm trên nước Việt Nam. Như vậy, lao động Việt Nam sẽ khó khăn tìm kiếm việc làm ngay trên đất nước mình.

Theo bà Ly, việc cạnh tranh này sẽ không đề cao bảng xếp hạng của các trường mà quan trọng là khi học trong trường sinh viên học được những kiến thức gì, kỹ năng gì và khi ra trường sẽ có bao nhiêu người tìm được việc làm… Những áp lực đó sẽ buộc các trường dạy những kiến thức thực tế để ra trường người học có kiến thức.

Hết thời học vì bằng cấp

Theo thỏa thuận trong khuôn khổ AEC, 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển, bao gồm nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch. Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng kèm theo yêu cầu lao động phải qua đào tạo và nếu thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh sẽ được di chuyển tự do hơn.

Về vấn đề này, ông Trung nhận định: Trình độ tiếng Anh của lao động Việt Nam còn quá thấp và rất ít người lao động học ngôn ngữ của các nước ASEAN như Thái Lan, Lào, Campuchia… Những kỹ năng làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề, đàm phán, kỹ năng mềm… của cử nhân của Việt Nam thua bạn bè quốc tế.

“Hiện các trường không chỉ chú trọng đến việc đào tạo kiến thức cơ bản cho sinh viên mà phải chú trọng đến việc đào tạo các kỹ năng mềm, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ…”, ông Trung khẳng định.

Ông Trung cho biết: Hiện sinh viên Việt Nam chỉ xác định đi học nhưng chưa biết ra trường sẽ làm việc gì. Như sinh viên học ngành Tài chính- Ngân hàng chưa chắc ra trường sẽ làm về ngân hàng. Sinh viên học thống kê chưa chắc làm việc thống kê… Việc này cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo của các trường. Hiện các trường Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc đào tạo ứng dụng cho sinh viên, chủ yếu đào tạo theo hướng hàn lâm.

Theo đó, khi sinh viên Việt Nam ra trường phải mất một thời gian thích ứng công việc và phải học những kỹ năng rất nhỏ, như: Sử dụng máy fax, photo… trong văn phòng, nguyên nhân trong các trường không đào tạo những kỹ năng đó. “Những kỹ năng nhỏ lại ảnh hưởng rất nhiều đến công việc”, ông Trung khẳng định.

Theo ông Trung, để nâng cao năng lực ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho sinh viên các trường phải thay đổi chương trình đào tạo, tăng cường dạy kỹ năng thực hành và ngoại khóa.

Bà Phạm Thị Ly cũng cho biết: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người dân. Các gia đình và người học đã tích cực học ngoại ngữ hơn nhưng kết quả không được như mong đợi. Việc này được phản ánh qua Kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi, đó là phổ điểm môn tiếng Anh không cao. Nguyên nhân, một phần vì người học chưa thực sự học, các em học chỉ vì tấm bằng và vì gia đình, nhà trường bắt học còn học, chưa coi đó là mục tiêu thiết thực.

“Trước đây, nhiều người đi học chỉ để lấy tấm bằng, có nơi đào đạo chủ yếu để cung cấp tấm bằng. Nhưng trước sự cạnh tranh của Cộng đồng kinh tế ASEAN, tấm bằng không có giá trị, nếu người học không có kiến thức, kỹ năng làm việc sẽ không tồn tại. Thị trường lao động là nơi cuối cùng công nhận sản phẩm đào tạo của các trường. Việc cạnh tranh đó sẽ đưa các trường tiến tới thực học và dạy những kỹ năng cần thiết cho người lao động”, bà Ly nhận định.

相关文章

最新评论