【kết quả trận real salt lake】Nâng tầm quan hệ hợp tác Việt Nam
Xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ có nhiều cơ hội tăng trưởng
Bước tiến vượt bậc
Nói về quan hệ hợp tác Việt Nam- Hoa Kỳ,ângtầmquanhệhợptácViệkết quả trận real salt lake bà Rena Bitter- Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.Hồ Chí Minh- cho biết, Việt Nam- Hoa Kỳ đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trong 20 năm qua. Nếu như năm 1995, khối lượng thương mại hai chiều giữa hai nước chỉ đạt gần 500 triệu USD thì hiện tại đã đạt 35 tỷ USD. Mối quan hệ giao thương giữa hai nước chắc chắn sẽ còn tăng khi Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được hoàn thiện và kiến tạo một khu vực kinh tế chiếm tới 40% nền kinh tế thế giới.
Dưới góc nhìn của một nhà thương mại, nhà đàm phán, ông Lương Văn Tự- nguyên đồng Chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ- chia sẻ, năm 2000, hai nước ký Hiệp định thương mại, về hàng hóa đã đàm phán cắt giảm gần 300 dòng thuế nhập khẩu. Năm 2006, ký tiếp Hiệp định song phương gia nhập WTO, cam kết cắt giảm trên 10.000 dòng thuế nhập khẩu, bỏ hạn ngạch dệt may đồng thời thông qua việc bỏ đạo luật Jackson Vanik và từng bước công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Nhờ hai Hiệp định thương mại và bỏ lệnh cấm vận thương mại hoàn toàn mà thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có bước nhảy vọt. Hoa Kỳ trở thành nước xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Đầu tư từ Hoa Kỳ tăng từ 126 triệu USD năm 2000 lên 11 tỷ USD năm 2013.
Kỳ vọng lớn cho doanh nghiệp
Theo doanh nhân Lê Phước Vũ- Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen: “Chúng tôi đến diễn đàn mang theo một dự báo đầy tham vọng nhưng có cơ sở, đó là trong 20 năm tới, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của hàng hóa Việt Nam và Hoa Sen sẽ là một trong những thương hiệu hàng đầu đưa hàng công nghiệp Việt Nam vào Mỹ”. Ông Vũ tự tin, thị trường Hoa Kỳ sẽ đón nhận sản phẩm công nghiệp Việt Nam trong tương lai gần.
Ở góc nhìn thận trọng hơn, ông Phạm Phú Ngọc Trai- CEO đầu tiên của Pepsico Việt Nam và là Chủ tịch Công ty Hội nhập toàn cầu (GIBC)- cho rằng, cơ hội đến từ TPP rất nhiều và rất lớn nhưng vẫn không ít thách thức. Dẫn chứng về cơ hội có thể kể tới ngành dệt may khi được hưởng thuế suất bình quân vào thị trường Hoa Kỳ đang là 17,3% và có cơ hội về 0% nếu tham gia TPP. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất nằm ngay trong nguyên tắc hàng đầu của TPP, đó là cạnh tranh bình đẳng. Bởi lẽ Việt Nam hiện nay có khoảng 600.000 DN, trong đó 80% là DN vừa và nhỏ, chắc chắn sẽ rất khó khăn khi phải “chơi cùng một sân”, dù là “sân nhà” hay “sân khách”. Để khắc phục tình trạng này, ông Trai nhận định, nền kinh tế Việt Nam cần hình thành những “đầu tàu” để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Đó có thể là những DN nhà nước lớn mạnh, kinh doanh hiệu quả hoặc các tập đoàn, công ty trong khu vực kinh tế tư nhân tập hợp đủ nguồn lực và sức mạnh cạnh tranh.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/070a798962.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。