当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【xep hang ha lan】Để AI không là “con dao hai lưỡi” trong hoạt động báo chí

【xep hang ha lan】Để AI không là “con dao hai lưỡi” trong hoạt động báo chí

2025-01-10 07:49:41 [Cúp C2] 来源:88Point
AI vừa là cơ hội,ĐểAIkhônglàcondaohailưỡitronghoạtđộngbáochíxep hang ha lan đồng thời là thách thức đối với báo chí Phát triển báo chí dữ liệu là xu hướng tất yếu của báo chí hiện đại
AI được ứng dụng ngày càng nhiều trong báo chí.
AI được ứng dụng ngày càng nhiều trong báo chí.

Khảo sát của Trường Kinh tế và Khoa học chính trị London (Anh) trong khuôn khổ dự án “JournalismAI”, đối với 120 tổng biên tập, nhà báo, kỹ sư công nghệ và truyền thông của 105 tòa soạn quy mô từ nhỏ đến lớn tại 46 quốc gia, công bố tháng 9/2023 cho thấy, gần 75% số công ty cho biết đang sử dụng AI trong việc thu thập sản xuất, phân phối tin tức. Khoảng 80% số người được hỏi kỳ vọng AI sẽ có vai trò lớn hơn trong hoạt động xuất bản tin tức trong tương lai. Bên cạnh đó, hơn 50% cho biết lý do họ ứng dụng AI là vì công nghệ này giúp tăng hiệu quả và hiệu suất công việc, đặc biệt AI hữu hiệu nhất khi xử lý tự động các công việc nhàm chán và lặp đi lặp lại. Hơn 30% những người tham gia khảo sát mong muốn công nghệ AI sẽ giúp đưa tin tức đến với nhiều độc giả hơn, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và tăng cường tương tác với người dùng. Trong khi đó, nghiên cứu của công ty truyền thông chiến lược Greentarget đối với hơn 100 sinh viên báo chí và các nhà báo trẻ, cũng cho thấy có tới 75% số người được hỏi kỳ vọng AI sẽ tác động đáng kể đến ngành này, phần lớn coi AI là một công cụ tiến bộ.

Dù có năng lực thu thập và xử lý dữ liệu, nhưng AI vẫn chỉ là công cụ do con người tạo ra, nên AI không thể có sắc thái xã hội, cảm xúc và khả năng tương tác như một nhà báo bằng xương bằng thịt. Vì vậy, nếu không có sự can thiệp của con người, những nội dung do AI tạo ra sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn về đạo đức báo chí.

Theo các nghiên cứu, những người làm trong ngành báo chí – truyền thông đều có chung khẳng định rằng AI giúp họ tiết kiệm nhiều thời gian khi xử lý các công đoạn như ghi chép, gỡ băng, chuyển từ file ảnh, âm thanh, video sang dạng văn bản; chuyển các nội dung họp online thành văn bản; bóc tách lời bình hoặc phỏng vấn trong video, chuyển thành phụ đề. Với thế mạnh là xử lý dữ liệu lớn để cho ra các kết quả nhanh chóng, chính xác và toàn diện hơn, nên việc ứng dụng AI trong báo chí giúp các phóng viên, biên tập viên giảm thời gian thao tác, tập trung khai thác thông tin và biên tập bài viết một cách hiệu quả hơn. Đơn cử AI có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu từ các bài viết, tin tức và nội dung trên mạng xã hội để tạo ra các tiêu đề và mô tả hấp dẫn, thu hút người đọc. Bên cạnh đó, AI còn có thể tạo ra nội dung tin tức và bài viết tự động dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn, giúp tăng tốc độ sản xuất nội dung và giảm thời gian cần thiết cho việc viết tin, bài, cũng như phân tích xu hướng và dữ liệu từ các nguồn khác nhau để đưa ra thông tin chi tiết về các chủ đề, tin tức nổi bật và sở thích của độc giả. Thậm chí, nhiều tòa soạn cũng đã sử dụng AI để tạo ra các sản phẩm đồ họa, bài viết longform (phóng sự chuyên sâu, sử dụng đồ hoạ, hình ảnh lớn, ấn tượng với hiệu ứng chuyển động) để tăng tương tác với bạn đọc. Những sản phẩm báo chí với sự hỗ trợ của công nghệ AI này thực sự đã thổi một luồn gió mới, tạo nên sự hấp dẫn đối với công chúng

Có thể nói, AI đang trở thành bạn đồng hành của các phóng viên, biên tập viên trong quá trình tác nghiệp, xử lý tin, bài, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo tại các tòa soạn báo trong bối cảnh kỷ nguyên số. Tuy nhiên, cuộc khảo sát của Trường Kinh tế và Khoa học chính trị London còn cho thấy thực tế có tới hơn 50% những người được hỏi tỏ ra lo ngại về "tác động đạo đức của việc tích hợp AI đối với chất lượng biên tập và các khía cạnh khác của báo chí”.

Trên thực tế, các phần mềm AI có thể tạo ra một lượng tài nguyên khổng lồ bao gồm chữ, hình ảnh và video một cách cực kỳ nhanh chóng, vì vậy, các nội dung báo chí do AI tạo ra không có sự tham gia của con người, dẫn đến việc có thể có lỗi trong thông tin hoặc các thông tin sai lệch, giả mạo, xuyên tạc… Đó là chưa kể, thông qua các ứng dụng AI đơn giản, dễ sử dụng như ChatGPT, một người bình thường không cần có chuyên môn, nghiệp vụ báo chí cũng có thể tạo ra vô số tin giả với tốc độ lan truyền khủng khiếp chỉ với những câu lệnh rất đơn giản.

Hơn hết, vấn đề về trách nhiệm pháp lý và đạo đức báo chí khi AI được sử dụng để tạo ra các nội dung báo chí sai sót hay vi phạm pháp luật đã và đang là mối quan ngại chính. Còn nhớ, tháng 4/2021, tờ The Guardian (Anh) đã đưa ra một bài báo sử dụng AI để viết tự động, tuy nhiên, nội dung của bài báo này đã bị phát hiện chứa nhiều lỗi và sai sót. Đây là bằng chứng cho thấy việc sử dụng AI để viết báo có thể gây ra những rủi ro pháp lý nếu không được quản lý một cách nghiêm ngặt. Dù có năng lực thu thập và xử lý dữ liệu, nhưng AI vẫn chỉ là công cụ do con người tạo ra, nên AI không thể có sắc thái xã hội, cảm xúc và khả năng tương tác như một nhà báo bằng xương bằng thịt. Vì vậy, nếu không có sự can thiệp của con người, những nội dung do AI tạo ra sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn về đạo đức báo chí.

Đó là lý do vì sao trong bài phân tích cho Mạng lưới báo chí điều tra toàn cầu, cựu Giám đốc “JournalismAI” của Trường Kinh tế và Khoa học chính trị London, ông Mattia Peretti, đã khẳng định “sự thật là AI chưa đủ thông minh để thay thế nhà báo” và dù AI dần tiến bộ nhưng sẽ không đánh cắp công việc của các nhà báo. Rõ ràng, trong bối cảnh việc sử dụng AI đã và đang trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, AI phải trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo và đào tạo nâng cao cho các nhà báo. Financial Times - một công ty truyền thông đào tạo cho các nhà báo của mình về AI cho rằng nếu được sử dụng một cách chu đáo và phù hợp, AI có khả năng hỗ trợ tương lai của ngành báo chí theo những cách đáng kinh ngạc và việc sử dụng thành thạo chúng sẽ là một khía cạnh ngày càng quan trọng của nghề nghiệp. Chính vì vậy, việc tận dụng tối đa những lợi thế và khắc phục những hạn chế mà công nghệ chưa làm được là biện pháp tốt nhất để quản lý AI, không để công nghệ này trở thành “con dao hai lưỡi”.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读