Ông Phạm Quang Nghị,àNộisẽkhôngchấpnhậnđềxuấthiếnphầnviphạmBLêTrựcchoNhànướkết quả thuy si Ủy viên Bộ Chính trị. Sáng 23/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, người phụ trách Đảng bộ TP. Hà Nội Phạm Quang Nghị cho hay, chưa nghe đề xuất hiến phần vi phạm của tòa nhà 8B Lê Trực để sử dụng vào mục đích công ích. “Tuy nhiên, nếu có đề xuất như vậy thì TP. Hà Nội cũng không chấp nhận. Sai như thế nào thì xử lý như vậy. Không thể dùng hình thức này để đổi cho cái sai đã xảy ra được”, ông Nghị thẳng thắn. Xung quanh ý kiến cho rằng, chủ đầu tư đang sửa sai và để lại phần diện tích xây dựng sai phạm cho Nhà nước sẽ đỡ lãng phí? Ông Nghị khẳng định: Nhà nước không khuyến khích việc làm này. Nếu Nhà nước chấp thuận thì lần sau các chủ đầu tư khác cũng làm sai. “Nếu họ thoát được thì họ có lợi còn không thoát được thì họ nói hiến cho Nhà nước. Nhà nước không bao giờ khuyến khích nhà đầu tư làm như thế”, ông Nghị nói. Trả lời câu hỏi liệu phá dỡ phần sai phạm có gây ra sự lãng phí bởi tài sản sai phạm cũng là tài sản của xã hội? người phụ trách Đảng bộ Hà Nội cũng thừa nhận “đúng là sự lãng phí nào cũng đáng tiếc, tuy nhiên, đừng làm sai thì tốt hơn”. Trước đó, ngày 21/11, chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực đã cho công nhân sử dụng máy nén khí phá dỡ tầng tum của tòa nhà 8B Lê Trực. Quá trình tháo dỡ được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội và đại diện UBND quận Ba Đình, UBND phường Điện Biên. Ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Ban quản lý dự án (đại diện chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực) cho biết, việc khắc phục sai phạm chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ phá dỡ phần tum và toàn bộ tầng 19 trước. Sau khi xong giai đoạn 1, chủ đầu tư tiếp tục mời đơn vị chuyên môn tốt để tư vấn phá dỡ phần vi phạm còn lại. Cũng theo ông Hùng, do kết cấu bê tông cốt thép của tòa nhà chất lượng tốt nên việc phá dỡ không hề đơn giản. Đơn vị thi công phải dùng máy nén khí khoan từng mảng bê tông nhỏ để ít tạo ra chấn động nhất tác động vào kết cấu tòa nhà. “Ban đầu nhà thầu thi công cho biết phải mất hàng năm mới phá xong phần vi phạm. Qua quá trình thúc ép của chủ đầu tư họ hứa hoàn thành sớm nhất có thể”, ông Hùng cho biết thêm. Dù đang trong quá trình tháo dỡ phần tum, nhưng đại diện Ban Quản lý dự án lại đưa ra mong muốn hiến phần sai phạm cho Nhà nước sử dụng vào mục đích công ích. “Thay vì phá nó đi, chúng ta hãy dùng nó phục vụ mục đích khác có lợi cho cộng đồng. Theo tôi, đây là hình thức xử lý tốt vì cắt bỏ hay hiến cho nhà nước dùng vào mục đích công ích thì chủ đầu tư cũng không được hưởng lợi gì ở đó”, ông Hùng nói. Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở đã yêu cầu chủ đầu tư cùng với việc phá dỡ giai đoạn 1 phải khẩn trương tổ chức phương án, giải pháp phá dỡ phần công trình còn lại đảm bảo tiến độ thực hiện theo yêu cầu của UBND thành phố. Đối với việc lập phương án, giải pháp phá dỡ phần còn lại thuộc giai đoạn 2, Sở cũng lưu ý chủ đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, ổn định của kết cấu chịu lực, an toàn sử dụng, mỹ quan đô thị./. H.C |