Ảnh minh họa,ùnghànhđộngtựbảovệkq bong da nhat nguồn Internet |
Gần đây, tôn, thép, giấy màng BOPP, thủy sản, đĩa DVD, đèn huỳnh quang, sợi… của Việt Nam liên tục bị Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hoa Kỳ, Ấn Độ kiện hoặc thông báo khởi kiện chống bán phá giá (CBPG).
Trong khi đó, 11 tháng đầu năm, nhập khẩu thép tăng 33,7% về lượng, nhập khẩu sản phẩm từ thép tăng tới 25,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Hay như mặt hàng bột ngọt, trong 3 năm gần đây, tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến từ 100% (năm 2012) lên 172% (năm 2013) và tới 441% (năm 2014), trong đó, Trung Quốc chiếm khoảng 76%...
Vài dẫn chứng sơ bộ cũng đủ thấy, hàng Việt đang bị “oanh tạc” khắp các “trận địa”, từ các thị trường xa xôi như Hoa Kỳ đến gần gũi như khu vực ASEAN. Nhưng có lẽ “đau” hơn cả là hàng Việt không bảo vệ nổi chính mình ngay trên sân nhà, bởi mới có được vài vụ phòng vệ thương mại được thực thi: 3 vụ kiện tự vệ và 1 vụ kiện CBPG. Vì đâu nên nỗi?
Trung tâm WTO của VCCI đã từng nghiên cứu, khảo sát và đưa ra nhiều con số đáng báo động: 15,09% doanh nghiệp không hiểu gì về phòng vệ thương mại; 63,21% có nghe nói nhưng không hiểu sâu; 19,81% đã từng tìm hiểu sơ sơ và chỉ có 1,89% đã tìm hiểu tương đối kỹ, nguyên nhân: Khó thu thập bằng chứng và quan trọng nhất là khó tập hợp lực lượng.
Chia sẻ câu chuyện về phòng vệ thương mại trên sân nhà tại một buổi họp giao ban Bộ Công Thương mới đây, ông Nguyễn Phương Nam- Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh- cho biết, việc nhập khẩu thép hợp kim và tôn phủ màu tăng đột biến, có nguy cơ khiến sản xuất trong nước đình đốn. Việt Nam có thể áp dụng biện pháp tự vệ khẩn cấp để bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, hiểu biết của doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng về phòng vệ thương mại còn rất thấp. Riêng về thép hợp kim, Cục Quản lý cạnh tranh đã nghiên cứu và đã hỗ trợ doanh nghiệp từ cuối năm 2013 để áp dụng biện pháp CBPG. Song, từ đó đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa hoàn chỉnh được hồ sơ. Khó thay!
Hoặc như với mặt hàng sợi, dù tình thế rất nguy cấp, nhưng chúng tôi phải mất tới 2 năm để thuyết phục các doanh nghiệp và hiệp hội cùng giải quyết. Nhưng các doanh nghiệp rất khó... đứng trong hàng ngũ với nhau- ông Nam chia sẻ.
Ở góc độ khác, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu. Đây chính là kết quả của việc chung tay cùng hành động thay vì kêu than của các doanh nghiệp trong nước để bảo vệ thị phần của chính mình tại thị trường nội địa.