【kq lanus】Thành tựu kinh tế lớn của ASEAN năm 2019 và thách thức năm 2020
Năm 2019,ànhtựukinhtếlớncủaASEANnămvàtháchthứcnăkq lanus ASEAN đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng trong thương mại và phát triển bền vững. Thành tựu thương mại lớn nhất là kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào tháng 11 bởi 15 quốc gia gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và năm đối tác đối thoại ASEAN (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc). Theo Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ ba, 15 thành viên đã kết thúc các cuộc đàm phán dựa trên lời văn cho tất cả 20 chương của hiệp định và về cơ bản hoàn tất các vấn đề tiếp cận thị trường; và đặt ra nhiệm vụ rà soát pháp lý để ký kết vào năm 2020.
Mặc dù phải đối mặt với các luồng ý kiến khác nhau thì việc hoàn tất đàm phán RCEP là một thành công. Đầu tiên, phải kể đến các ý kiến cho rằng RCEP không tham vọng như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng hiệp định này sẽ mang lại cho các công ty khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, tăng cường mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia và từ đó cho phép người tiêu dùng hưởng lợi một phạm vi rộng hơn của thương mại hàng hóa. Thứ hai, Ấn Độ “dừng lại vào phút cuối” của RCEP không được coi là một thất bại vì vẫn bỏ ngỏ khả năng nước này tham gia trong tương lai. Ngay cả khi không có Ấn Độ, hiệp định này sẽ được ký kết trong năm 2020, đưa RCEP trở thành khối thương mại lớn nhất thế giới về cả dân số và quy mô kinh tế, với một thị trường 2,2 tỷ người (giảm từ 3,6 tỷ người so với có cả Ấn Độ) và sẽ chiếm 29% GDP thế giới (giảm từ 33% so với có cả Ấn Độ). Thứ ba, việc hoàn tất RCEP sẽ khôi phục niềm tin thị trường cho 15 quốc gia ký kết, bao gồm cả 10 thành viên ASEAN. Nó cho thị trường thấy rằng các nền kinh tế này sẽ hợp tác với nhau trong bối cảnh bất ổn gia tăng và căng thẳng Mỹ -Trung Quốc leo thang. Thứ tư, RCEP cho phép ASEAN tiến gần hơn đến việc hoàn thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025 (AEC 2025) - một mục tiêu hội nhập kinh tế giữa 10 quốc gia Đông Nam Á. RCEP sẽ giúp các quốc gia này hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới và đạt được một “ASEAN toàn cầu”. Đây là một trong những mục tiêu của AEC 2025.
ASEAN cũng đã rất nỗ lực thúc đẩy phát triển bền vững vào năm 2019. Năm ngoái, các thành viên ASEAN đã đồng ý thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Đối thoại Phát triển bền vững ASEAN (ACSDSD), nhằm tạo điều kiện hợp tác phát triển bền vững giữa ASEAN và các đối tác phát triển. ACSDSD có thể tăng cường sự lãnh đạo của ASEAN trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế về phát triển bền vững bằng cách cung cấp một nền tảng để ASEAN tập hợp các bên liên quan khác nhau để trao đổi quan điểm về vấn đề này. Trung tâm sẽ giúp ASEAN đáp ứng các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc vào năm 2030.
Bất chấp những thành tựu này, ASEAN vẫn có những thách thức phải đối mặt vào năm 2020. Thách thức đầu tiên liên quan đến sự tham gia của Ấn Độ trong RCEP. Sự tham gia của Ấn Độ vào RCEP sẽ không chỉ mở rộng thị trường khu vực mà còn tăng cường chuỗi cung ứng dịch vụ xuyên quốc gia khu vực. Nói tóm lại, khi các dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu, khối RCEP sẽ cấp cho các công ty dịch vụ Ấn Độ tiếp cận các thị trường lớn hơn. Điều này sẽ cho phép các doanh nghiệp ở các quốc gia RCEP khác hợp tác với các công ty Ấn Độ để tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại dịch vụ. Sự phản đối mạnh mẽ trong nước ở Ấn Độ có nghĩa là điều này nói dễ hơn làm. Nhiều người lo ngại rằng hiệp định này sẽ dẫn đến sự gia tăng nhập khẩu, mà họ cho rằng có thể làm trầm trọng thêm thâm hụt thương mại 105 tỷ USD của Ấn Độ, làm suy yếu các ngành công nghiệp trong nước và phá vỡ sáng kiến "Make in India".
Thách thức thứ hai, RCEP sẽ không khiến các quốc gia ASEAN “miễn nhiễm” với các tác động của sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Vào ngày 15/1, Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một, trong đó trước mắt sẽ không áp đặt hoặc giảm thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc trong khi sau đó sẽ loại bỏ thuế quan đối với một số sản phẩm của Mỹ để đáp ứng yêu cầu mua hàng hóa Mỹ. Tuy nhiên, thỏa thuận này không giải quyết các khoản trợ cấp của chính phủ Trung Quốc dành cho các doanh nghiệp nhà nước và tăng các hạn chế của Mỹ đối với đầu tư của Trung Quốc. Do đó, năm 2020 có thể chứng kiến cuộc đụng độ tiếp tục giữa các quốc gia nổi lên từ những vấn đề này. Hai cường quốc cũng đang cạnh tranh trên nhiều mặt, bao gồm cả công nghệ. Hiệu ứng biến đổi mà 5G sẽ có đối với năng suất trong tương lai có nghĩa là sự cạnh tranh này có thể sẽ tồn tại lâu dài. Bất kể ai thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, Washington khó có thể lùi bước trong cuộc đua công nghệ 5G. Việc leo thang cạnh tranh công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ không mang lại kết quả tốt cho các quốc gia ASEAN, vì nó có thể kéo theo sự phân chia của các mạng 5G. Các quốc gia trong khu vực có thể bị buộc phải chọn hệ thống 5G.
Về phát triển bền vững, những thách thức đáng kể vẫn còn tồn tại. Sự lãnh đạo của ASEAN về phát triển bền vững sẽ xoay quanh hiệu quả của ACSDSD trong việc tạo điều kiện hợp tác giữa các thực thể ASEAN và ngoài ASEAN. Để đạt được điều này, ASEAN có thể học hỏi từ sự tham gia trước đây vào các ủy ban điều phối như Ủy ban điều phối ASEAN về kết nối và Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai. Sự phát triển bền vững là đa diện và đa ngành, đạt được sự lãnh đạo như vậy sẽ là một thách thức. Để đảm bảo các dự án không dẫn đến nợ không bền vững hoặc suy thoái môi trường, Trung tâm này phải làm việc với Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO) và Nhóm công tác ASEAN về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Mặc dù vẫn chưa xác định được mức độ mà ACSDSD có thể tập hợp thành công các nguồn lực và tạo điều kiện hợp tác giữa các bên liên quan khác nhau. Nhưng thành công của ASEAN trong việc xử lý các cuộc đàm phán khó khăn như RCEP trong năm qua cho thấy những thành tựu lớn hơn nữa có thể và sẽ được theo đuổi.
-
Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoạiPhóng sự ảnh: Bù Đốp trước thềm Đại hội Đảng bộ lần thứ XIBộ Công an tổng kết cao điểm tổng rà soát kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháyNhững công trình mang tên Anh hùng Phan Ngọc HiểnInfographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thôngThường vụ Tỉnh ủy thông qua văn kiện đại hội Đảng bộ trực thuộcÐẩy mạnh tuyên truyền lưu động phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậuTập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệpKhai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh
下一篇:3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông
- ·Chủ tịch Trung ương hội CCB Việt Nam thăm hội viên tỉnh Bình Phước
- ·Ðưa thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, bị xử phạt
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Ghen tuông giết vợ, lãnh án tù chung thân
- ·Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022
- ·Thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Đặt mục tiêu an toàn lên trên hết, không nóng vội
- ·Nhộn nhịp thị trường quần áo may sẵn
- ·Tổng kết 10 năm “Tổng thể cải cách hành chính Nhà nước”
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm
- ·Cảnh báo thủ đoạn giả danh Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy để lừa đảo
- ·Đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng xây dựng cao tốc Bắc
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Thành lập Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Phát huy vai trò người cao tuổi trong giữ gìn an ninh trật tự
- ·Khai mạc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi khu vực III
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Lắp đèn tín hiệu giao thông trên đường Võ Nguyên Giáp
- ·Phối hợp giữ gìn trật tự an toàn giao thông
- ·Tôm nguyên liệu tăng giá
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Đề cao ý thức người dân trong phòng chống Covid
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Thống nhất hồ sơ trình phê duyệt chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp
- ·Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
- ·Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản
- ·Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- ·Phát triển lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế
- ·Họp mặt truyền thống các đại đội
- ·Từ 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·Việt Nam khẳng định vai trò tích cực, chủ động trong Hội đồng Bảo an