VHO- Thời gian gần đây,ữngnỗiđautừsựmùquácuoc banh 88 những vụ án liên quan đến phụ nữ trong gia đình đã xảy ra ngày một nhiều. Đơn cử như: Mẹ trẻ vứt con sơ sinh 3 ngày tuổi dưới hố ga ở Hà Nội; mẹ mâu thuẫn với bạn trai giết con rồi tự tử không thành ở Bắc Ninh; hay bà nội hai lần bỏ thuốc diệt chuột vào sữa cho cháu uống ở Thái Bình.
Cam kết thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, một biện pháp giữ gìn hạnh phúc gia đình
Các chuyên gia đánh giá rằng, mấu chốt dẫn tới những sự việc thương tâm này là do nhận thức lệch lạc, hay có thể nói là mù quáng của một bộ phận phụ nữ hiện nay.
Những người mẹ, người bà “máu lạnh”
Dư luận xã hội vô cùng sửng sốt khi nghe câu chuyện của P.T.T, người phụ nữ đã bị Công an thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi tố vì hành vi vứt bỏ con mới đẻ xuống hố ga khiến cháu bé qua đời sau 20 ngày được điều trị tại bệnh viện. Giữa trời nắng nóng 40 độ, người mẹ trẻ này đã đang tâm vứt đứa con bé bỏng dưới hố gas phía sau đền Mẫu (thị xã Sơn Tây) trong tình trạng không có quần áo mặc. Sau 3 ngày dưới nắng nóng, 2 mắt mũi, miệng, cơ thể của bé bị giòi bọ bám dính. Mặc dù được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn nhưng cháu bé đã bị nhiễm trùng nặng, rối loạn đông máu và dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa, cháu bé vẫn không qua khỏi. Về lý do, P.T.T nói rằng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn...?
Câu chuyện đau lòng gây xôn xao dư luận gần đây đó là bà Chử Thị Mỹ Lệ, Phó trưởng khoa Sản, Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư (Thái Bình) đã đầu độc cháu nội bằng thuốc diệt chuột. Theo thông tin, vợ chồng con trai bà Lệ làm việc ở Hà Nội sinh được cháu trai là L.T.D.M (khoảng tám tháng tuổi) bị đa dị tật bẩm sinh với chứng bại não, tim bẩm sinh, hở hàm ếch. Cháu M được cha mẹ gửi về quê cho bà Lệ nuôi. Ngày 13.7, cháu M được đưa vào Bệnh viện Nhi Thái Bình cấp cứu, sau đó cháu được chuyển lên Bệnh viện Nhi trung ương điều trị. Tại đây, bác sĩ xét nghiệm thì phát hiện dấu hiệu cháu bé bị đầu độc nên báo công an. Công an Thái Bình vào cuộc xác minh, bà Lệ thừa nhận đã bơm thuốc chuột vào sữa cho cháu M uống. Bà Lệ khai do thấy bệnh tình bẩm sinh hành hạ nên bà muốn giải thoát cho cháu...
Do nhận thức và lối sống lệch lạc
Theo PGS.TS xã hội học Trịnh Hòa Bình những vụ việc dồn dập tập trung vào một số phụ nữ trong thời gian vừa qua chỉ là một sự ngẫu nhiên khiến dư luận đều lo lắng và nhìn nhận về hình ảnh người phụ nữ trong gia đình hiện đại hiện nay. Đứng về bình diện phân tích xã hội, ông Trịnh Hòa Bình cho rằng: “Đây là biểu hiện sự xuống cấp trầm trọng trong các gia đình trong đó không chỉ là người phụ nữ mà còn có các thành phần khác trong gia đình. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong xã hội hiện nay đã có một bộ phận phụ nữ hiểu nhầm về sự tiến bộ mà đặt cái tôi, sự vị kỉ của cá nhân lên, khiến họ trở nên mù quáng đưa ra những quyết định và hành vi sai lầm. Các vụ bạo lực gia đình do những người phụ nữ thông qua các vụ thảm án xảy ra gần đây cho thấy báo động về sự xuống cấp, sự thủng đáy về đạo đức xã hội nói chung, đạo đức gia đình nói riêng”.
Riêng với trường hợp người bà nội là bác sĩ đã giết cháu bằng thuốc diệt chuột, Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh nhận định dưới góc độ pháp luật, trẻ em là đối tượng đặc biệt được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em, đặc biệt là quyền được sống đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Cháu bé sinh ra đã bị thiệt thòi khi không hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Đáng lẽ ra, với lương tâm trách nhiệm của người bác sĩ là cứu người và là bà nội của cháu bé thì nghi phạm phải hết sức thương yêu, chăm sóc và chữa trị cho cháu nội nhưng đáng tiếc, nghi phạm lại đang tâm sát hại cháu để cho rằng cứu giúp gia đình thoát khỏi gánh nặng phải chăm sóc trẻ không hoàn thiện về thể chất và tinh thần và giải thoát cho cuộc đời cháu.
Chúng ta vẫn nghĩ rằng gia đình là tổ ấm, là nơi khi người ta gặp bất kỳ khó khăn có thể lui về và người phụ nữ luôn là người giữ lửa hạnh phúc thì bây giờ gia đình không còn là nơi an bình và hạnh phúc nữa. Trung tá Đào Trung Hiếu, Chuyên gia phân tích tâm lý tội phạm học, Bộ Công an đánh giá bạo lực mang tính vũ lực trong gia đình thường xuất phát từ những nguyên nhân rất nhỏ nhặt, xích mích trong đời sống chung hoặc do cá nhân những người phụ nữ trở lên bị bức xúc bởi bị dồn nén do những thành viên khác trong gia đình tạo ra. Trong quá trình xung đột do thiếu kỹ năng làm chủ cảm xúc bản thân, kiềm chế, bản thân những người trong cuộc có những tác động vào làm cho đối tượng bùng phát cơn nóng giận dẫn đến gây tội ác với người thân của mình, sau đó thường các đối tượng lại ân hận. “Muốn nói gì thì nói, do nhân cách lệch lạc, thoái hóa đã tích tụ lâu ngày rồi thì mới dẫn đến hành vi bạo lực những người thân của mình như vậy. Chứ cũng xung đột nhưng ở người có đạo đức, có văn hóa thì người ta chọn cách ứng xử khác chứ không phải chọn bạo lực để giải quyết”, ông Đào Trung Hiếu nhấn mạnh.
Luật hóa để giữ hạnh phúc gia đình Sự lệch lạc và hành vi nhận thức của một bộ phận phụ nữ nói riêng và các thành viên trong gia đình hôm nay là một trong những hiện tượng xã hội cần được báo động. Nét đẹp nền nã, dịu dàng, đoan trang là cốt cách người phụ nữ Việt Nam lâu nay. Cho dù xã hội có hiện đại và tiến bộ đến đâu, thì những nét đẹp đã trở thành bản sắc ấy vẫn luôn là giá trị cốt lõi luôn được các bà, các mẹ dạy bảo, trao truyền cho con, cháu mình. Gần đây, Bộ VHTTDL đã triển khai thí điểm thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại nhiều địa phương, có hàng nghìn gia đình đã ký cam kết. Và điều đáng mừng là kể từ khi đặt bút ký cam kết thực hiện thì tỷ lệ bạo lực gia đình, ly hôn trong các gia đình này giảm hẳn. Điều này cho thấy việc thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình hoặc như việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử gia đình đã phần nào khiến cho mỗi cá nhân trong gia đình tự ý thức và điều chỉnh các hành vi của mình theo luật. Sẽ rất khó, nhưng với thời điểm này thì đúng là luật hóa sẽ góp phần giữ hạnh phúc trong gia đình. (PGS.TS TRỊNH HÒA BÌNH)
|
THÚY HIỀN