当前位置:首页 > La liga > 【bongdaso.v】Để người bệnh không phải chờ lâu 正文

【bongdaso.v】Để người bệnh không phải chờ lâu

来源:88Point   作者:La liga   时间:2025-01-10 19:59:20

Báo Cà Mau(CMO) Bệnh viện là nơi không ai muốn đến, cũng không người nào muốn nán lại ở lâu. Tuy nhiên, đây lại là nơi mà người dân, bệnh nhân phải chờ đợi nhiều. Chờ đến lượt khám, chờ thực hiện cận lâm sàng, chờ nhập viện, chờ ra viện… bởi lượng người đến khám, điều trị ở các bệnh viện luôn đông đúc. Do vậy, việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), rút ngắn thời gian cho người bệnh là điều hết sức cần thiết.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nguyễn Văn Dũng nhìn nhận: “Ngành y luôn xác định công tác cải cách TTHC là rất quan trọng, nhằm giảm phiền hà cho người bệnh. Nhìn chung, đã qua việc thực hiện một cửa liên thông tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh đối với những thủ tục lớn thực hiện rất tốt, giảm thời gian nhiều, thủ tục nâng lên mức độ 3, 4 đạt gần 40%. Riêng tại mỗi bệnh viện, quy trình khám chữa bệnh dù đã cố gắng rút ngắn thời gian nhưng từng lúc, từng nơi vẫn còn chậm, để bệnh nhân phải chờ do bệnh viện luôn đông người”.

Rút ngắn thời gian chờ

Được biết, bệnh viện có rất nhiều quy trình, nhưng được quan tâm nhiều nhất là quy trình khám, chữa bệnh. Theo quy định của Bộ Y tế, mỗi bệnh nhân từ khi tiếp nhận đến khi khám mà không thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng thì không quá 1 giờ ra toa thuốc là tốt nhất. Nếu có làm thêm 1 xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng hoặc X-quang phải 2 giờ. Nếu thực hiện 2 cận lâm sàng thì không quá 2,5 giờ.

Thực tế đã qua có rất nhiều công đoạn mà người bệnh phải chờ, như chờ bắt số, chờ đăng ký khám bệnh, chờ lượt khám… Tuy nhiên, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đã cố gắng rút ngắn từng công đoạn để giảm bớt TTHC cho người dân đến khám.

Bác sĩ CK1 Trần Thanh Sang, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, cho biết: “Trước đây, quy trình khám bệnh theo quy định tại Quyết định số 1313/QĐ-BYT, ngày 22/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, có rất nhiều thời gian chờ của người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay đã cải tiến khá nhiều, như thay vào việc bắt số thủ công thì nay đã có máy tự động, không phải xếp hàng chờ. Rồi đến khâu đăng ký khám bệnh chỉ mất vài giây để quét mã vạch BHYT, lấy thông tin, cũng không còn phải chờ. Tại khâu này, bệnh viện còn tăng cường người tiếp nhận bệnh và kể cả kế toán để những trường hợp có viện phí thu tiền công khám, người bệnh đỡ đi tới đi lui, hạn chế chờ lâu".

Đến khâu khám bệnh, bằng việc chạy số tự động cùng với phần mềm Quản lý bệnh viện (His) áp dụng từ tháng 8/2017 giúp cho việc nhận diện tên thuốc cũng như liều lượng thuốc khi ra toa nhanh chóng hơn. Riêng khâu thanh toán tiền thuốc, bệnh viện sắp xếp bộ phận thu tiền sau khi khám để gần quầy dược để dân thuận tiện đi lại, không đi tới đi lui lòng vòng. Đây là quy trình một chiều, rút ngắn thời gian chờ cũng như giảm bớt TTHC cho người bệnh rất nhiều.

TTHC tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đã được rút gọn hơn nhưng cần áp dụng mạnh công nghệ thông tin khâu khám, chữa bệnh.

Đến bệnh viện khám mắt cho ba mình, chị Huỳnh Ngọc Tím, ngụ ấp Chà Là, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, cho hay: “Do sau khi ba mổ, mắt bị viêm nên đến bệnh viện khám. Làm nhanh lắm, từ khi vào khám đến ra toa mua thuốc tính ra khoảng 30 phút. Bác sĩ rất nhiệt tình, tận tâm và thủ tục cũng nhanh chóng”.

Cần áp dụng mạnh công nghệ thông tin trong khám và điều trị bệnh

Được phản ánh khá nhiều về việc giấy ra viện chậm, nhưng đến nay quy trình xuất viện ở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đã cơ bản được cải thiện, thời gian nhanh và thuận lợi hơn. Theo quy trình trước đây, người bệnh sau khi được bác sĩ cho y lệnh xuất viện thì điều dưỡng sẽ kiểm tra hồ sơ, sau đó ra ra phiếu đóng tiền cho người nhà bệnh nhân, nhận lại biên lai, kết hồ sơ. Lúc đó, điều dưỡng sẽ lấy chẩn đoán của bác sĩ đưa vô giấy xuất viện, trình ban giám đốc ký, sau đó mới cho xuất viện.

Bác sĩ Sang trần tình: “Với quy trình như vậy mất ít nhất 3 giờ chưa xuất viện được, mặc dù điều dưỡng làm liên tục không ngưng nhưng người bệnh vẫn bị chậm nhận. Trong khi mỗi khoa có 2 điều dưỡng hành chính nhưng nếu cho khoảng 30 ca xuất viện cùng lúc, với quy quy trình này có khi tới chiều không có giấy xuất viện”.

Do vậy, để rút ngắn quy trình, cũng như TTHC, bệnh viện đã chủ động cho điều dưỡng nắm trước tình hình từng bệnh nhân, nếu phát đồ điều trị đến hôm sau kết thúc, thì hôm nay sau khi bác sĩ khám, điều dưỡng hành chính chủ động chốt hồ sơ, làm sẵn giấy xuất viện trên máy. Sáng hôm sau, nếu tất cả kết quả xét nghiệm điều tốt, bác sĩ khám lại đồng ý xuất viện thì chỉ việc in ra, sau khi người nhà bệnh đóng tiền thì giấy ra viện cũng được trình ban giám đốc bệnh viện ký.

"Như vậy, với quy trình này không quá 30 phút bệnh nhân đã nhận giấy xuất viện. Còn đối với các trường hợp đông người bệnh cùng xuất viện thì trong vòng 1 giờ sau sẽ có giấy xuất viện. Đó là cách để bệnh viện tối giản quy trình xuất viện. Thực tế, một số khoa, nếu điều dưỡng trình giấy ký xuất viện sau 8 giờ 30 sẽ bị Ban giám đốc nhắc nhở ngay vì đều này đã được quy định rồi", Bác sĩ Sang cho hay.

Đang chờ lấy thuốc cho người chị vừa mới được xuất viện, chị Sơn Hồng Màu, Ấp 7, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, bộc bạch: “Hôm qua, sau khi khám xong bác sĩ cho biết hôm nay sẽ được xuất viện. Giấy xuất viện được nhận khoảng 10 giờ sáng, vì hôm nay đông quá phải đợi thôi”.

Không riêng TTHC xuất viện, kể cả TTHC chuyển tuyến trước cũng bị phản ánh chờ. Bởi điều dưỡng thường gom giấy tờ gần cuối giờ ký 1 lần nên dân bức xúc. Sau này, bệnh viện quy định cứ 30 phút phải gom một lần giấy chuyển tuyến để ký cho bệnh nhân. Một người vào khám bệnh đến lúc chuyển tuyến cũng phải đúng 1 giờ, đúng như quy định thời gian đi khám bệnh, Bác sĩ Sang nhìn nhận.

Ngoài ra, hiện tại, bệnh viện có đường dây nóng, chỉ cần nếu chậm trễ, người dân đã điện thoại đường dây nóng để phản ánh ánh, vừa chấn chỉnh tình hình kịp thời, vừa kiểm soát được nhân viên tốt hơn, để đạt mục tiêu cuối cùng là đem đến hài lòng cho người bệnh.

Tuy nhiên, dù cải thiện nhiều so với trước nhưng bệnh viện vẫn chưa kỹ thuật số được hết các quy trình. Ông Dũng đánh giá: “Để thuận tiện cho hơn cho người khám bệnh lẫn bệnh nhân thì đòi hỏi ngành y tế phải nâng cao hơn nữa áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý lẫn điều trị. Nhất là hồ sơ bệnh án chưa xây dựng được bệnh án điện tử, đòi hỏi nhiều kinh phí. Được biết, hiện chỉ mới thí điểm 1-2 bệnh án điện tử tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh nhưng đã tốn từ 5-7 tỷ đồng”./.

Hồng Nhung

标签:

责任编辑:World Cup