【lich đa c1】Sẽ sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước quyết liệt hơn

时间:2025-01-11 23:52:53 来源:88Point

Việc đầu tư chéo giữa các DN trong cùng tổ hợp,ẽsắpxếpdoanhnghiệpNhànướcquyếtliệthơlich đa c1 tập đoàn cũng cần được nghiên cứu, hướng dẫn kỹ. Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Duy Long cho rằng, về lâu dài, cần khẩn trương nghiên cứu ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN, theo hướng xác định rõ phạm vi, đối tượng, mục tiêu, hình thức và thẩm quyền đầu tư vốn nhà nước. Trong đó, khái niệm vốn nhà nước đầu tư vào DN nói chung và đầu tư vào tập đoàn kinh tế nói riêng cũng cần phải làm rõ để đảm bảo yêu cầu quản lý, giám sát của Nhà nước, cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh của DN.

Về lâu dài, cần khẩn trương nghiên cứu ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN, theo hướng xác định rõ phạm vi, đối tượng, mục tiêu, hình thức và thẩm quyền đầu tư vốn nhà nước.

Ông Nguyễn Duy Long

Theo Luật DN, Nhà nước thực hiện giao vốn, bổ sung vốn cho DN khi DN 100% vốn nhà nước đầu tư thành lập công ty con. Điều này có nghĩa công ty con là do Nhà nước đầu tư vốn. Trên thực tế, công ty mẹ có thể sử dụng nguồn huy động, nguồn vốn khác (không phải vốn của Nhà nước) để đầu tư thành lập công ty con.

Do đó, phải xác định rõ khái niệm và phạm vi vốn nhà nước đầu tư vào DN là số vốn Nhà nước đầu tư trực tiếp vào công ty mẹ là tập đoàn, tổng công ty hoặc các DNNN độc lập mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn (thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, cung cấp sản phẩm dịch vụ công). Mặt khác, việc đầu tư chéo giữa các DN trong cùng tổ hợp, tập đoàn cũng cần được nghiên cứu, hướng dẫn kỹ.

Theo ông Nguyễn Duy Long, quy định hiện hành về DNNN, các công ty con không được đầu tư ngược lại công ty mẹ. Tuy nhiên, trong Luật DN chưa có nội dung nào hướng dẫn việc này và thực tế các DN thuộc các thành phần kinh tế khác cũng đã thực hiện việc đầu tư chéo, đầu tư ngược lại. Để đảm bảo vận hành thống nhất, cần giải quyết vấn đề này; không nên để các công ty con đầu tư ngược lại vào công ty mẹ trong cùng tổ hợp, tập đoàn.

Đặc biệt, cần xác định rõ tổ chức, hình thức, tiêu chí và chế tài cụ thể để thực hiện việc quản lý, giám sát vốn nhà nước đầu tư vào DN và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN.

Ngoài ra, cần có quy định hướng dẫn việc quản lý vốn, tài sản nhà nước tại DN do Nhà nước làm chủ sở hữu, trong đó làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và quyền và nghĩa vụ của các chủ thể điều hành sản xuất kinh doanh tại DN.

Bên cạnh đó, cần hướng dẫn cụ thể việc phân phối lợi nhuận sau thuế của các DN 100% vốn nhà nước và cổ tức, lợi nhuận được chia thuộc phần vốn Nhà nước góp trong các DN khác (do các bộ, địa phương thực hiện quyền đại diện vốn) theo hướng: Đảm bảo quyền lợi về quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong DN và quỹ thưởng viên chức quản lý; Nhà nước sẽ để lại một phần lợi nhuận cho các DN đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; phần còn lại sẽ thu vào quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN tập trung của Nhà nước hoặc bổ sung ngay vào ngân sách nhà nước. Điều này là hoàn toàn phù hợp, vì Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư vốn vào DN, có quyền được hưởng một phần lợi nhuận làm ra từ đồng vốn góp vào các DN./.

Hồng Sâm

推荐内容