【cúp c1 trực tiếp trên kênh nào】Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát của Đảng để kiểm soát quyền lực
Kiểm tra,ĐổimớicngtckiểmtragimstcủaĐảngđểkiểmsotquyềnlựcúp c1 trực tiếp trên kênh nào giám sát là một phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng. Lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát coi như không lãnh đạo. Từ khi có Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, công tác kiểm tra, giám sát đã được đổi mới tích cực, quyết liệt.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: “Một điểm sáng nổi bật của năm 2016 là Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào cuộc rất tích cực, quyết liệt; công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ở Trung ương đã diễn ra khá sôi động, có nhiều việc làm và làm được nhiều việc, có kết quả rõ rệt, được dư luận đồng tình, đánh giá cao, tạo ra một làn gió mới, niềm tin mới. Cái mới của thời gian gần đây là chủ động tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm khá nhiều, kết hợp kiểm tra thường xuyên với kiểm tra vi phạm; làm vụ nào ra vụ ấy, làm bài bản, khoa học, làm đến nơi, đến chốn; làm kỷ luật đảng trước không chờ kết luận của các cơ quan nhà nước, thực sự cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhân dân, báo chí, công luận...”. Cùng với đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thẳng thắn chỉ rõ: “Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay; không ít địa phương, cơ quan, đơn vị tiến hành kiểm tra, giám sát còn chiếu lệ, hình thức, chưa quyết liệt; hiệu lực, hiệu quả thấp, chưa đủ sức răn đe; đấu tranh với những vi phạm vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, đùn đẩy, không nghiêm túc”.
Hiến pháp năm 2013 đã hiến định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong tình hình hiện nay, công cuộc đổi mới, hội nhập một mặt tạo ra nhân tố tích cực cho xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân, mặt khác cũng còn nhiều kẽ hở cho tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm” hoành hành làm xuất hiện những cán bộ thoái hóa, biến chất, lạm dụng quyền lực, biến quyền lực thành ý chí cá nhân để trục lợi. Vì vậy, kiểm tra, giám sát trở thành một phương thức rất quan trọng để Đảng kiểm soát quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng lãnh đạo, ngăn chặn xu hướng chệch hướng của quyền lực. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải “nhốt quyền lực vào chiếc khung cơ chế, pháp luật” tại hội nghị tiếp xúc cử tri Hà Nội tháng 10-2016.
Công tác kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng là việc kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương; trọng tâm là kiểm tra, giám sát đảng viên giữ chức vụ đứng đầu các cấp chính quyền và các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong việc chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, Đảng thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước qua hai phương thức chủ yếu: Thông qua các các cơ quan lãnh đạo, cơ quan chức năng của Đảng (Ủy ban Kiểm tra và các ban đảng các cấp) trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các cơ quan của bộ máy nhà nước và thông qua việc Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo, xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết... để định hướng xây dựng cơ chế và tổ chức cho các chủ thể khác nhau trong xã hội thực hiện việc kiểm soát quyền lực.
Theo Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, năm 2016, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp đã tiến hành kiểm tra gần 10 vạn tổ chức đảng và hơn 4 vạn đảng viên; giám sát hơn 3 vạn tổ chức đảng và hơn 10 vạn đảng viên; thi hành kỷ luật gần 150 tổ chức đảng và hơn 12 nghìn đảng viên. Những hoạt động kiểm tra, giám sát tích cực từ Trung ương đến cơ sở bước đầu đã giải quyết công việc tồn đọng từ nhiệm kỳ trước, trong đó có những việc rất phức tạp; góp phần tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng; bước đầu đem lại niềm tin trong nhân dân và đem lại những bài học kinh nghiệm quý trong đổi mới công tác kiểm soát quyền lực của Đảng. Tuy nhiên, tính hình thức, chiếu lệ, chưa quyết liệt, thiếu hiệu quả, nể nang, né tránh, đùn đẩy trong công tác kiểm soát quyền lực vẫn còn nhiều. Nhiều cấp ủy Đảng vẫn bị động trong công tác kiểm soát quyền lực nhà nước; chỉ tiến hành kiểm tra, giám sát khi có đơn thư tố cáo hoặc có kết quả điều tra, phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ thực tiễn hơn một năm qua, để đổi mới, tăng cường công tác kiểm soát quyền lực nhà nước theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về “chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu” và “tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tổ chức đảng ở các cơ quan nhà nước”, công tác kiểm tra, giám sát cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
Một là: Phải làm có trọng điểm. Phải thực sự đi vào những vấn đề, lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, dễ nảy sinh tiêu cực hoặc những vấn đề đang gây xôn xao dư luận, gây bức xúc ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Theo Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ở các địa phương, từ cấp huyện đến cấp cơ sở, có nhiều cấp ủy hiện vẫn chưa xác định được vụ việc trọng tâm, trọng điểm, điển hình. Từ kinh nghiệm của Trung ương trong việc xác định các vụ việc nghiêm trọng, vụ việc gây bức xúc của dư luận để chỉ đạo xử lý cho thấy, việc xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của công tác kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước là đặc biệt quan trọng; kiểm tra, giám sát đúng một vụ việc trọng điểm chẳng những tạo nên bước đột phá mà còn là tạo ra động lực, rút ra rất nhiều kinh nghiệm thúc đẩy công tác kiểm tra, giám sát phát triển.
Hai là: Phải công khai. Dân chủ, thận trọng, chặt chẽ là rất cần thiết trong công tác kiểm tra, giám sát, nhưng điều quan trọng nhất của công tác này là phải công khai. Công khai chính là phương thuốc quý nhất để “trị bệnh cứu người”, để cả tập thể, cá nhân được kiểm tra, giám sát tâm phục, khẩu phục mà còn tạo ra niềm tin trong nhân dân, chống lại các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch và chống được các “nhóm lợi ích” trong các cơ quan nhà nước thường lợi dụng các đợt kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng để trục lợi, bao che, tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân sai phạm. Thực tế, việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương công khai báo cáo về các dấu hiệu vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Đinh La Thăng vừa qua là một ví dụ. Công khai khẳng định tính chính nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát. Công khai khẳng định quan điểm của Đảng về “không có vùng cấm trong công tác kiểm tra, giám sát” là sự thật. Minh bạch, công khai chính là dấu hiệu nổi bật để đánh giá sự đổi mới của công tác kiểm tra, giám sát.
Ba là: Phải huy động sức mạnh của nhân dân vào cuộc. Không có sự vào cuộc của đông đảo nhân dân thì không thể nào kiểm soát được quyền lực nhà nước. Trong thời gian qua, kết quả công tác kiểm soát quyền lực của Đảng đã và đang đem lại niềm tin trong nhân dân, nhân dân đang hồ hởi, phấn khởi, đồng tình, ủng hộ. Đây là thời cơ để mỗi cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp cần đẩy mạnh, làm quyết liệt hơn, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Bốn là: Thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy chế, quy định của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát quyền lực Nhà nước. Thực tiễn thời gian qua, còn có nhiều vụ việc không thể giải quyết dứt điểm, không thể "làm đến cùng" bởi hệ thống chủ trương, quan điểm, quy chế, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa hoàn thiện. Nhiều cấp ủy hiện chưa coi trọng vấn đề này, làm cho "chiếc dây kinh nghiệm" của Đảng cứ "rút hoài không hết".
Năm là: Phải coi trọng xây dựng ủy ban kiểm tra các cấp trong sạch, vững mạnh và cán bộ kiểm tra có đủ tài, đức thực hiện nhiệm vụ. Công tác kiểm soát quyền lực hiện là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm bậc nhất hiện nay. Những người “bị kiểm soát” là những người có quyền lực, những cán bộ có chức, có quyền nhưng rơi vào thoái hóa, biến chất thường có rất nhiều thủ đoạn tinh vi để che giấu khuyết điểm, qua mặt cơ quan kiểm tra. Nếu cán bộ kiểm tra, cơ quan kiểm tra không có năng lực thì dẫu có tiến hành kiểm tra nhiều lần cũng không phát hiện được sai phạm, khuyết điểm. Cán bộ kiểm tra, cơ quan kiểm tra luôn phải đối mặt với những mua chuộc, cám dỗ. Vì vậy, hơn lúc nào hết, xây dựng cơ quan kiểm tra “vừa hồng, vừa chuyên”, cán bộ kiểm tra “có tài, có đức” là vấn đề quyết định đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong kiểm soát quyền lực hiện nay.
Theo HỒNG HẢI/qdnd.vn