Tăng trưởng dường như không bị tác động bởi lãi suất
Nhiều dự đoán cho rằng,ếphụchồilàmcuộcchiếnchốnglạmphákèo chính việc các ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh nhất trong 40 năm qua sẽ giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế thế giới, song vào năm 2023, dường như tăng trưởng đang phớt lờ những tác động của lãi suất cao hơn.
Không chỉ lạm phát vẫn ở mức cao, mà hoạt động kinh tế dường như cũng tăng tốc. Tăng trưởng nhanh hơn nghe có vẻ tốt, nhưng đó là vấn đề đau đầu đối với các nhà hoạch định chính sách, những người đang cố gắng mang lại sự giảm tốc có kiểm soát. Như vậy có nghĩa là, một cuộc suy thoái nếu xảy ra sẽ rất đau đớn.
Vào cuối năm ngoái, theo các cuộc khảo sát kinh doanh, sản lượng sản xuất và dịch vụ đang bị thu hẹp trên toàn thế giới. Ngày nay, sản lượng sản xuất không thay đổi và dịch vụ đang phục hồi. Người tiêu dùng Mỹ đang chi tiêu thoải mái. Cả tiền lương và giá cả tiếp tục tăng nhanh, ngay ở những khu vực vốn đã bị trì trệ trong một thời gian dài.
Chỉ số quản trị nhà mua hàng cho thấy nền sản xuất toàn cầu đang phục hồi. |
Nhật Bản có vẻ sẽ có một đợt tăng lương rất lớn vào mùa xuân. Tại khu vực đồng Euro, tỷ lệ lạm phát “lõi” hàng tháng, không bao gồm giá lương thực và năng lượng đã phá kỷ lục vào tháng 2. Thị trường lao động cực kỳ chặt chẽ. Một nửa số thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - khu vực bao gồm hầu hết thành viên là các quốc gia giàu có, tỷ lệ việc làm đang ở mức cao kỷ lục.
Từ cổ phiếu đến tín dụng, thị trường tài chính được định giá đảm bảo cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu. Cách đây không lâu, các nhà đầu tư đã tranh luận liệu nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với một cuộc “hạ cánh cứng” liên quan đến suy thoái hay một cuộc “hạ cánh mềm”, trong đó lạm phát bị kiềm chế mà không có bất kỳ cuộc suy thoái nào. Ngày nay, họ đang hỏi liệu nền kinh tế thế giới có đang hạ cánh hay không?
Các lựa chọn khó khăn
Có một số lý do cho sự tăng tốc. Sự bùng nổ của thị trường tiền tệ vào cuối năm 2022 đã kích hoạt sự tăng tốc này. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại từ con số 0 đã dẫn đến sự phục hồi kinh tế nhanh chóng, khiến số lượng đơn đặt hàng tại các thị trường mới nổi tăng. Giá năng lượng giảm ở châu Âu đã giúp nền kinh tế của các nước trong khu vực bớt căng thẳng hơn. Nhưng trên hết, người tiêu dùng và doanh nghiệp ở hầu hết các nền kinh tế lớn đều có sức khỏe tài chính cực kỳ tốt.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể phải tăng lãi suất lên tới 6% để kiềm chế lạm phát Phiên điều trần của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Quốc hội Mỹ vào ngày 7/3 đang thúc đẩy các dự đoán về một đợt tăng lãi suất lớn hơn trong tháng này. Các nhà giao dịch định giá lãi suất cao nhất có thể lên 5,6%, từ mức dưới 5% vào cuối năm ngoái. Nhiều dự đoán cũng cho rằng, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ phải tăng lãi suất lên tới 6%, sau đó giữ ở mức đó trong một thời gian dài để làm chậm lại nền kinh tế và giảm lạm phát xuống mức gần 2%. |
Nhiều hộ gia đình vẫn rủng rỉnh tiền tiết kiệm tích cóp được trong đại dịch Covid-19; các công ty đã cố gắng giữ vững sản xuất trong bối cảnh lãi suất thấp trong thời gian dài và vẫn chưa phải chịu nhiều thiệt hại do chi phí đi vay cao hơn. Chỉ trong các lĩnh vực nhạy cảm nhất với lãi suất của nền kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như bất động sản, tác động của lãi suất cao hơn mới có thể thấy rõ.
Sự tăng tốc có nghĩa là suy thoái chưa xảy ra, nhưng điều đó cũng có nghĩa là các ngân hàng trung ương sẽ phải tăng lãi suất hơn nữa nếu họ muốn thành công trong việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Vào ngày 7/3 vừa qua, Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã ám chỉ điều đó, khiến thị trường chứng khoán toàn cầu lập tức lao dốc. Đồng thời, đẩy các nhà hoạch định chính sách đối mặt với hai phán quyết khó khăn.
Thứ nhất là mức độ thắt chặt tiền tệ cho đến nay vẫn chưa phát huy hết tác dụng. Các nhà kinh tế thường nói về “độ trễ dài và có thể thay đổi” của lãi suất, nhưng nghiên cứu cho thấy chính sách có thể sẽ tác động nhanh hơn dự kiến. Nếu tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ của năm ngoái đã cạn kiệt, thì có thể sẽ cần nhiều hơn nữa. Nhận định thứ hai là về sự tồn tại dai dẳng của các yếu tố dường như đã miễn dịch cho phần lớn nền kinh tế khỏi việc tăng lãi suất. Cuối cùng, người tiêu dùng sẽ cạn kiệt tiền mặt dự trữ và các công ty sẽ cảm thấy khó khăn do chi phí đi vay cao hơn. Ở các quốc gia như Thụy Điển, nơi lãi suất tăng nhanh chóng ảnh hưởng đến các hộ gia đình, nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Có một điều rõ ràng: Con đường lý tưởng, nơi lạm phát giảm mà tăng trưởng không giảm nhiều, có vẻ hẹp hơn so với một tháng trước. Thay vào đó, các ngân hàng trung ương ngày càng có nhiều khả năng phải lựa chọn giữa việc chịu đựng lạm phát cao hơn, hoặc hãm phanh trong năm thứ hai liên tiếp.