游客发表
发帖时间:2025-01-12 04:03:22
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ cơ chế chính sách
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách quản lý thuế trung hạn giai đoạn 2016 - 2018 của Tổng cục Thuế cho thấy,ảicáchhànhchínhthuếphùhợpvớithựctiễnvàthônglệquốctếthứ hạng của al feiha ngành Thuế đã đạt được nhiều kết quả cơ bản và khá quan trọng. Điểm nhấn trong công tác cải cách hành chính (CCHC) mà ngành Thuế đạt được đó là: Hệ thống chính sách thuế đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, bao quát cơ bản các nguồn thu cần điều tiết trong nền kinh tế; đảm bảo cân đối thu chi phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, qua đó giúp ngành Thuế hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN) được giao cũng như mục tiêu đề ra.
Ngành Thuế luôn tập trung cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, tạo nguồn thu cho ngân sách. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Báo cáo của Tổng cục Thuế cũng nhận định rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2019 - 2020 được dự báo sẽ bất định hơn, rủi ro suy giảm tăng trưởng sâu khi nhiều nền kinh tế lớn có dấu hiệu giảm tốc, các căng thẳng địa chính trị và xung đột thương mại vẫn còn gay gắt. Cùng với đó, căng thẳng của cuộc chiến thương mại giữa các nền kinh tế lớn vẫn khá gay gắt, dẫn đến chính sách thuế trở nên khắc nghiệt giữa các đối tác thương mại, điều này tác động không nhỏ đến nhiều nền kinh tế trong khu vực châu Á. Đây cũng là điều có thể khiến các doanh nghiệp tạm ngưng hoặc chấm dứt hoàn toàn việc rót vốn đầu tư mở rộng dự án, dẫn đến làm chậm sự tăng trưởng về các hoạt động đầu tư...
Báo cáo CCHC thuế của Tổng cục Thuế cũng đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục có chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực, năm 2018, tăng trưởng GDP đạt 7,08% và vượt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, đây là mức cao nhất kể từ năm 2008 trở lại đây…
Tuy nhiên, việc duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp nên chưa tạo ra mức tăng thu ngân sách tương ứng; năng suất, chất lượng hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, một số ngành sản xuất kinh doanh có đóng góp lớn cho NSNN tăng trưởng thấp, thậm chí giảm so với cùng kỳ như: ngành khai khoáng, sản xuất thuốc lá, sản xuất bia, sản xuất sữa, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất sản phẩm cao su...; doanh thu dịch vụ viễn thông tăng thấp so với cùng kỳ; một số dự án lớn tiến độ triển khai chậm,... là những yếu tố tác động không thuận đến kinh tế trong nước và kết quả thu NSNN trong thời gian tới.
Trước các kết quả dự báo và thực trạng nêu trên, Chính phủ đã giao các bộ, ngành tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo nhiều động lực tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…, kịp thời tháo gỡ khó khăn hỗ trợ DN phát triển, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách.
Mục tiêu là một trong bốn nước đứng đầu khu vực có mức độ thuận lợi về thuế
Để công tác CCHC thuế đáp ứng thời kỳ mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, trên cơ sở “Chiến lược cải cách hệ thống thuế 2011-2020”, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định cải cách quản lý thuế trung hạn giai đoạn 2019 - 2020, với 11 phụ lục chi tiết, cụ thể về các lĩnh vực thuộc nội dung quản lý thuế.
Cụ thể, ngành Thuế tiếp tục đặt ra mục tiêu “phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020”. Theo đó, ngành Thuế tiếp tục bám sát và thực hiện một cách lan tỏa, có hiệu quả tinh thần các Nghị quyết 19 của Chính phủ.
Tiếp tục chủ động tích cực hơn nữa trong xây dựng triển khai thực hiện cơ quan thuế điện tử theo kiến trúc chung và đồng bộ của Chính phủ. Việc chuyển đổi này cũng xuất phát từ yêu cầu phải đảm bảo được cơ sở dữ liệu lớn và tăng cường áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế nhằm quản lý có hiệu quả trong bối cảnh người nộp thuế (NNT) ngày càng nhiều, mức độ ngày càng phức tạp, trong khi yêu cầu về tổ chức, bộ máy và biên chế ngành Thuế có xu hướng ngày càng giảm.
Tuy nhiên, báo cáo của ngành Thuế cũng cho rằng: Trước bối cảnh kinh tế xã hội thế giới và trong nước có nhiều biến động, thay đổi khó lường sẽ gây ảnh hưởng, tác động lớn đến công tác quản lý thuế. Theo đó, ngành Thuế sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và quyết liệt triển khai thực hiện đồng bộ một số các giải pháp then chốt về quản lý thuế nhằm có những bước đi vững chắc.
Cụ thể, ngành Thuế tiếp tục đẩy mạnh triển thực hiện Kế hoạch cải cách quản lý thuế giai đoạn 2016 - 2020, cập nhật những biện pháp ưu tiên thực hiện trong bối cảnh có nhiều thay đổi để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chiến lược cũng như nhiệm vụ trọng tâm kế hoạch thực hiện đã đề ra. Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý thuế nhằm thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho NNT tuân thủ pháp luật thuế, giảm chi phí tuân thủ cho NNT...
Cùng với đó, ngành Thuế tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đáp ứng nhu cầu theo từng nhóm NNT, dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện thủ tục hành chính thuế được thực hiện chủ yếu bằng hình thức điện tử trực tuyến, tập trung thống nhất trong toàn ngành Thuế; nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ đối với NNT trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, chú trọng nâng cao kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong một số lĩnh vực giá chuyển nhượng, thương mại điện tử; đôn đốc kịp thời, đầy đủ các khoản nợ thuế vào NSNN, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế.
Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu NNT đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trong toàn ngành Thuế; đồng thời đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các nghiệp vụ quản lý thuế, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống CNTT trên nguyên tắc các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động điều hành, quản lý được thực hiện trên hệ thống trong đó các hệ thống có sự liên thông, kết nối thông suốt với nhau trong trao đổi dữ liệu; tái thiết kế các quy trình nghiệp vụ đảm bảo tích hợp và tự động hoá.
Bên cạnh đó, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp và điều chỉnh dần cơ cấu nguồn nhân lực đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế và thông lệ quốc tế. Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Thuế để đảm bảo phù hợp mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt cơ chế trao đổi thông tin và hỗ trợ thu thuế phục vụ cho công tác quản lý thuế./.
Văn Tuấn
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接