【lịch bóng đá trực tiếp】Nhiều trái phiếu và tín dụng, Chủ tịch HĐQT MB khẳng định không ưu ái Novaland
MB biến động nhân sự cấp cao trước thềm đại hội đồng cổ đông | |
Dự báo triển vọng kinh doanh quý 2,ềutráiphiếuvàtíndụngChủtịchHĐQTMBkhẳngđịnhkhôngưuálịch bóng đá trực tiếp có ngân hàng lo ngại tăng trưởng âm | |
Đại hội đồng cổ đông các ngân hàng đã cận kề, nhiều thông tin mới được hé lộ |
Ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch HĐQT MB trả lời câu hỏi của cổ đông. Ảnh: H.Dịu |
Tăng vốn điều lệ lên hơn 53.680 tỷ đồng
Theo đó, ĐHĐCĐ MB đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng trưởng 15% so với năm 2022, đạt 26.138 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng khoảng 14%, trong đó tổng dư nợ tín dụng dự kiến đạt 583.600 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022 và phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Huy động vốn ước đạt 591.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát không quá 2%.
Năm 2022, lợi nhuận sau thuế để lại của MB sau khi trích các quỹ là 12.151 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế để lại luỹ kế (bao gồm lợi nhuận để lại các năm trước) là 13.261 tỷ đồng.
Ngân hàng dự kiến dùng gần 9.068 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông. Trong đó, gần 6.801 tỷ đồng dùng để chia cổ tức bằng cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 15%; gần 2.267 tỷ đồng chia cổ tức bằng tiền mặt, tương đương tỷ lệ 5%.
Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% cộng với 1.542 tỷ đồng từ việc tiếp tục triển khai phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ 2022 thông qua và NHNN chấp thuận, vốn điều lệ của MB sẽ tăng từ 45.339 tỷ đồng lên 53.683 tỷ đồng.
Về nhân sự, ĐHĐCĐ MB đã thông qua tờ trình miễn nhiệm đối với ông Lê Hữu Đức, Chủ tịch HĐQT MB theo nguyện vọng cá nhân. Số lượng thành viên HĐQT MB trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ là 10 thành viên. Trước đó, MB đã công bố quyết nghị của HĐQT về việc bầu ông Lưu Trung Thái giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2019-2024 và giao nhiệm vụ cho ông Phạm Như Ánh giữ chức danh Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành MB.
Kiểm soát tín dụng và trái phiếu bất động sản
Ngoài ra, ĐHĐCĐ cũng đã thông qua nhiều tờ trình quan trọng khác như về việc tiếp tục chào bán và phát hành trái phiếu riêng lẻ; tiếp tục triển khai các nội dung đã được ĐHĐCĐ thông qua tại kỳ họp thường niên năm 2022 bao gồm việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại, thành lập ngân hàng liên doanh, cổ phần tại Campuchia…
Thông tin với cổ đông về tiến trình nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thươg mại, ông Phạm Như Ánh cho biết, phương án và kế hoạch đã được MB trình và thông qua tại ĐHĐCĐ, hiện đang thực hiện thủ tục định giá ngân hàng chuyển giao bắt buộc. Theo ông Ánh, thời gian thực hiện theo quy định của NHNN là 11 tháng, bắt đầu từ tháng 3/2023, việc định giá này cũng chưa có tiền lệ tại Việt Nam nên dự kiến phải đến cuối năm 2023, đầu năm 2024 thì các thủ tục mới xong và MB mới nhận chuyển giao được.
Cũng như nhiều ĐHĐCĐ khác của các ngân hàng trong năm nay, vấn đề tín dụng và trái phiếu bất động sản tiếp tục được cổ đông chất vấn. Có cổ đông MB đã nêu câu hỏi về việc liệu MB có sự “ưu ái” nào dành cho Tập đoàn bất động sản Novaland khi dư nợ tín dụng chiếm đến hơn 20% vốn điều lệ.
Trả lời về vấn đề này, ông Phạm Như Ánh cho biết, Novaland là đối tác bất động sản lớn nên MB có cho vay và phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhưng MB đã thực hiện quản lý theo từng dự án cụ thể, có những phân tích dựa trên số liệu thị trường, khả năng tiêu thụ, nên hiện tại số dư trái phiếu doanh nghiệp của Novaland đã giảm khá nhiều so với đầu năm. Những dự án này cũng được MB quản lý tới nhà thầu, nên dự kiến về cơ bản không có nợ xấu với khoản vay của Novaland trong năm 2023.
Thông tin thêm, ông Lưu Trung Thái cho biết, MB kiểm soát cho vay kinh doanh bất động sản, các dự án bất động sản đều có tài sản đảm bảo đầy đủ, có dòng tiền. Vị này khẳng định, MB không có ưu tiên đặc biệt nào cho Novaland, hiện MB tham gia một số dự án tại công ty này, nhưng tổng quy mô cho vay và trái phiếu tại Novaland của MB đang đứng vị trí thứ 4 hoặc 5 trong số các tổ chức cho vay.
Theo ban lãnh đạo MB, tỷ trọng cho vay bất động sản tại MB chỉ chiếm 7,8% trên tổng quy mô cho vay, thuộc nhóm các ngân hàng thấp nhất trên thị trường, còn nếu cộng cả cho vay cá nhân mua nhà thì cao.
Chủ tịch HĐQT MB nhận định, ngành bất động sản cần giải quyết là vấn đề pháp lý, không phải vấn đề tài chính. Tài chính chỉ là hệ quả. Hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều vướng mắc để hoàn chỉnh thủ tục, giấy tờ, chẳng hạn như thủ tục mở bán cũng kéo dài tới vài năm.
Liên quan đến tình hình kinh doanh tại Công ty tài chính tiêu dùng MCredit, bà Vũ Thị Hải Phượng, Chủ tịch HĐTV MCredit cho biết, Công ty đang thực hiện tái cơ cấu, tiết giảm chi phí và kiểm soát thu hồi nợ. Hiện nợ xấu của Công ty vẫn theo đúng chiến lược dưới 6% dù trung bình ngành là trên 8%. MCredit đặt mục tiêu lợi nhuận 1.300 tỷ đồng trong năm nay.
(责任编辑:Thể thao)
- Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank
- Giá xăng dầu hôm nay 27/10: Tiếp tục tăng nhẹ
- Giá cà phê hôm nay 30/10: Thế giới giảm, trong nước tăng nhẹ
- Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- Quy định mới về tách thửa ở TP.HCM, tối thiểu 36
- Giá cà phê hôm nay 30/10: Thế giới giảm, trong nước tăng nhẹ
- Doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lãi đậm
- ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- Nguyên nhân giá cà phê giảm hơn 1.000 USD/tấn trong một tháng
- Giá cà phê hôm nay 27/10: Tăng trở lại, trong nước cao nhất 110.000 đồng/kg
- Giá nhà liền kề và biệt thự Hà Nội lại 'nóng'
- Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- 'Cháy' phôi giấy phép lái xe: Cục Đường bộ nói gì?
- Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- Giá cà phê hôm nay 31/10: Đồng loạt giảm mạnh
- MoMo công bố định vị thương hiệu và tầm nhìn mới: Trợ thủ tài chính với AI
- Giá vàng hôm nay 31/10: Tiếp tục bùng nổ, leo lên đỉnh mới
- Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- Doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lãi đậm