FTA có hiệu lực,óhiệulựcKỳvọngnàochodoanhnghiệpViệsoi kèo lazio hôm nay quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang được kỳ vọng sẽ tăng cao
Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải, Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam và cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam với gần 45 tỷ USD. Sau 24 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã tăng nhanh, từ 500 triệu USD (năm 1992) đã tăng lên 37,5 tỷ USD (năm 2015).
Theo đánh giá của Cơ quan Xúc tiến thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), Việt Nam là 1 trong 4 thị trường chiến lược có thể giúp thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc, đồng thời tập trung kết nối các nhà sản xuất với người mua hàng.
Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết và thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam- Hàn Quốc có hiệu lực từ 20/12/2015, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ tăng nhiều hơn nữa.
Lãnh đạo 2 nước cũng kỳ vọng FTA Việt Nam- Hàn Quốc sẽ nâng kim ngạch song phương lên 70 tỷ USD vào năm 2020
Theo dự báo của phía Hàn Quốc, quy mô thương mại giữ 2 nước sẽ tăng thêm 150 triệu USD/năm trong vòng 15 năm từ khi FTA có hiệu lực. Lãnh đạo 2 nước cũng kỳ vọng FTA Việt Nam- Hàn Quốc sẽ nâng kim ngạch song phương lên 70 tỷ USD vào năm 2020.
Sự tăng trưởng này được “nhìn thấy” từ việc cam kết cắt giảm thuế quan sâu hơn FTA Hàn Quốc- ASEAN. Cụ thể, Việt Nam cam kết cắt giảm 89,2% số dòng thuế, trong khi Hàn Quốc cam kết tới 95,4% số dòng thuế. Chưa kể, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và Hàn Quốc mang tính bổ sung chứ không cạnh tranh càng tạo tiền đề tốt cho việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại.
Câu hỏi mà nhiều người đặt ra lúc này là các doanh nghiệp 2 nước đã tận dụng cơ hội này đến đâu? Trả lời câu hỏi này, cả quan chức Việt Nam lẫn Hàn Quốc đều cho rằng, FTA mới có hiệu lực được 2 tháng cho nên chưa thể đánh giá được mức độ tận dụng của doanh nghiệp như thế nào.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam có thể thấy rằng, việc tận dụng cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam từ FTA Việt Nam- Hàn Quốc chưa thực sự có kết quả.
Xuất khẩu sang Hàn Quốc trong tháng 1-2016 đạt 737,093 triệu USD với các mặt hàng chính như: nông thủy sản, dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ…, chỉ tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho rằng, việc tận dụng cam kết trong hiệp định, ưu đãi dành cho doanh nghiệp Việt Nam, Hàn Quốc cần có thời gian để nghiên cứu.
Còn theo ông Jang Soo Yong, Trưởng Phòng Chiến lược chính sách thương mại thuộc Cơ quan Xúc tiến thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), hiệp định mới thực thi 2 tháng nên KOTRa chưa thể nắm bắt hiện doanh nghiệp đang khó khăn như thế nào.
Với việc ra đời Trung tâm hỗ trợ FTA Việt Nam- Hàn Quốc tại Hà Nội ngày 2/3 (do KOTRA thành lập), doanh nghiệp 2 nước sẽ được trợ giúp rất nhiều. Các doanh nghiệp sẽ được cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ từ các chuyên gia làm việc tại Trung tâm là những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc tư vấn về FTA cho doanh nghiệp, đồng thời được hỗ trợ giải quyết khó khăn vướng mắc trong rào cản thương mại phi thuế quan, cấp chứng nhận xuất xứ…
Kết nối cung cầu, chuyển giao công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc