Ông Trần Hữu Nam,ệuquảtrongquảnlýcácsảnphẩmchỉdẫnđịalýđượcbảohộkết quả busan Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; bà Sashi Sareen, chuyên gia cao cấp của FAO về An toàn lương thực và dinh dưỡng; ông Stéphane Passeri, Đại diện văn phòng FAO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; ông Sébastien Bouvatier, Tham tán nông nghiệp tại Đại sứ quán Pháp ở Singapore, và ông Rémi Genevey, Giám đốc AFD Việt Nam đồng chủ trì hội thảo. Chỉ dẫn Địa lý (GI) là tên gọi được dùng cho một số sản phẩm xuất xứ từ một địa phương hoặc vùng địa lý đặc thù. Việc sử dụng tên gọi Chỉ dẫn Địa lý có thể được coi là chứng nhận rằng sản phẩm có một số đặc tính nhất định, được sản xuất theo phương pháp truyền thống, hoặc có một tiếng tăm nhất định nhờ xuất xứ địa lý của sản phẩm, toàn bộ những thông tin này được mô tả trong những đặc điểm của Chỉ dẫn Địa lý. Hiệu quả trong quản lý các sản phẩm chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do Cục SHTT phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và FAO và AFD tổ chứcDù có bối cảnh kinh tế khác nhau, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đều có những cơ hội để phát triển các sản phẩm chất lượng cao có xuất xứ địa lý đặc thù và đã bắt đầu tiến hành quy trình xác định các Chỉ dẫn Địa lý như một công cụ chung để đưa các sản phẩm này ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn phải vượt qua những thách thức về thể chế và về triển khai thực hiện, để có thể đẩy mạnh sự phát triển các Chỉ dẫn Địa lý trong khu vực. Một trong những thách thức cần giải quyết là tăng cường những năng lực về kiểm soát Chỉ dẫn Địa lý ở cấp quốc gia và cấp khu vực. Hiện tại, có sự khác biệt lớn giữa các nước nói trên về năng lực kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm nói chung và kiểm soát Chỉ dẫn Địa lý nói riêng. Mặc dù cơ quan có thẩm quyền về chỉ đạo lĩnh vực này đều là các cục sở hữu trí tuệ phụ trách quản lý các Chỉ dẫn Địa lý ở Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào, vẫn có các tác nhân quan trọng khác có năng lực kiểm soát Chỉ dẫn Địa lý ở trong nước mà vai trò không phải luôn được xác định rõ hoặc có hiệu lực thực tế theo quy hoạch về quyền sử dụng về Chỉ dẫn Địa lýở cấp quốc gia. Dự án Khuyến khích phát triển nông thôn thông qua phát triển Chỉ dẫn địa lý cấp khu vực ở châu Á có tổng kinh phí 1,5 triệu EUR và được triển khai tại 4 nước Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam. Dự án được tài trợ bằng một khoản viện trợ không hoàn lại của AFD và do tổchức FAO quản lý. Cục Sở hữu Trí tuệ là cơ quan triển khai thực hiện dự án tại Việt Nam. Mục tiêu phát triển tổng quan của dựán cấp khu vực này là tăng thu nhập của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp thông qua sự phát triển các chuỗi giá trị của Chỉ dẫn Địa lý, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và cải thiện sự công nhận của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Chỉ dẫn Địa lý. Dự án cũng sẽ khuyến khích bảo vệ môi trường bền vững thông qua việc góp phần phát triển các phương thức bền vững và đưa các phương thức này vào các chính sách và chiến lược liên quan đến những tiêu chuẩn tự nguyện được áp dụng trong dự án này. Bên cạnh đó, AFD cùng với Tổng vụ Kho bạc Pháp cũng đồng tài trợ dự án quốc gia về “Hỗ trợ Phát triển Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” với một khoản viện trợ không hoàn lại 886 000 EUR. Dự án này cũng do Cục Sở hữu Trí tuệ triển khai thực hiện. Hồng Anh |