【keo.nhà cai】Việt Nam xuất khẩu lô sữa đầu tiên sang Trung Quốc

时间:2025-01-11 18:39:20来源:88Point 作者:Cúp C2
viet nam xuat khau lo sua dau tien sang trung quocSữa Việt “đặt chân” đến 46 thị trường
viet nam xuat khau lo sua dau tien sang trung quocVinamilk xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh
viet nam xuat khau lo sua dau tien sang trung quocTH true Milk và “cú quăng mình” vào sân chơi quốc tế
viet nam xuat khau lo sua dau tien sang trung quoc
Đại diện cơ quan chức năng phía Việt Nam,ệtNamxuấtkhẩulôsữađầutiênsangTrungQuốkeo.nhà cai Trung Quốc và Công ty CP sữa TH tham gia ký kết hợp đồng xuất khẩu lô sữa đầu tiên sang Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Thanh

Cơ hội cực lớn ở thị trường tỷ dân

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu sữa. Năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ các nước với trị giá gần 10 tỷ USD.

Theo dự báo của Tổ chức Nông – Lương Liên Hợp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cao, dự kiến tăng trưởng nhập khẩu khoảng 45% tính đến năm 2025. Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu được sữa sang thị trường này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Việt Nam.

Sau 6 tháng 10 ngày, kể từ khi ký kết Nghị định thư giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (ngày 26/4/2019), ngày 16/10/2019, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có thông báo chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc; đồng thời công bố Công ty Cổ phần sữa TH là doanh nghiệp đầu tiên đủ điều kiện được cấp mã số xuất khẩu 2 nhóm sản phẩm sữa gồm: sữa tiệt trùng và sữa bổ sung hương liệu tự nhiên sang thị trường tỷ dân này.

Phát biểu tại Lễ công bố xuất khẩu lô sữa đầu tiên sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sáng nay, 22/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Mỗi năm, thị trường Trung Quốc nhập khẩu 150 tỷ USD nông sản, Việt Nam mới tham gia được 8,5 tỷ USD trong số đó.

Việc Việt Nam xuất khẩu lô sữa đầu tiên sang Trung Quốc không còn là câu chuyện thương mại bình thường mà đánh dấu cho sự khẳng định chất lượng hàng hóa Việt bởi sữa là mặt hàng nông sản đặc biệt. Trong tất cả các ngành hàng nông sản, khó nhất là sữa vì yêu cầu an toàn thực phẩm rất khắt khe.

Việt Nam không phải quá lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu để phát triển đàn bò tự nhiên. Tuy nhiên, 20 năm qua, doanh nghiệp Việt Nam đã tập trung cùng bà con nông dân phát triển ngành hàng này. Hiện nay, công nghệ tốt nhất cũng đã hiện hữu ở Việt Nam, kể cả công nghệ 4.0.

"Hiện, Việt Nam có 330 nghìn con bò sữa với sản lượng 1 triệu tấn sữa. Cách đây 10 năm không ai dám mơ ước về điều này", Bộ trưởng Nuyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, người sáng lập Công ty CP Sữa TH bày tỏ: “Hơn cả việc xuất khẩu được lô sữa đầu tiên sang thị trường Trung Quốc, thu được lợi nhuận, điều chúng tôi hạnh phúc hơn cả là ngành sữa Việt Nam đã thực sự lớn mạnh, chinh phục được một thị trường rộng lớn và ngày càng khó tính, bởi vài năm trước Trung Quốc đã từng cho đóng cửa nhiều nhà máy sữa kém chất lượng”.

Nỗ lực chinh phục nhiều thị trường "khó tính"

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết: Để tổ chức các nội dung trong Nghị định thư, Cục Thú y đã xây dựng và hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu triển khai các chương trình giám sát dịch bệnh trên đàn bò sữa theo quy định tại Nghị định thư, quy định của Tổ chức Thú ý Thế giới (OIE) và Luật Thú y.

Kết quả 100% số mẫu, số bò sữa được giám sát các bệnh theo quy định đều đạt yêu cầu. Hiện, 100% các trang trại chăn nuôi bò sữa của các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc đều được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, lấy mẫu giám sát các bệnh theo quy định.

“Đối với 4/5 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu trong đợt 1 chưa được phép xuất khẩu, chúng tôi sẽ tiếp tục đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm xem xét, đánh giá và cho biết kết quả về hồ sơ đăng ký xuất khẩu sữa. Nếu hồ sơ chưa đạt sẽ hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung. Đối với các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu trong đợt 2, Cục Thú y sẽ kiểm tra giám sát các điều kiện vệ sinh thú y, giám sát an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm theo chuỗi từ cơ sở chăn nuôi đến chế biến”, ông Đông nói.

Ông Đông thông tin thêm, về lâu dài, đến tháng 12/2020, Cục Thú y sẽ thông tin, tuyên truyền để có ít nhất 50% số hộ, cơ sở, trang trại nuôi gia súc trong vùng đệm thực hiện xây dựng vùng nuôi an toàn dịch bệnh.

Dự kiến đến tháng 12/2021, thực hiện giám sát định kỳ để xác định được mức độ lưu hành mầm bệnh theo quy định ít nhất tại 50% số hộ, cơ sở trang trại nuôi gia súc để lấy mẫu xét nghiệm; dự kiến đến tháng 12/2020, hoàn thiện hồ sơ đề nghị OIE đánh giá, công nhận vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh, tạo nền tảng, cơ hội để sản phẩm sữa Việt chinh phục được nhiều thị trường khó tính hơn...

Không chỉ câu chuyện về ngành sữa, nhìn nhận vấn đề rộng hơn tới ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân tích: Trong hơn 40 tỷ USD xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, lĩnh vực chăn nuôi mới chiếm khoảng 700 triệu USD.

Hiện nay, việc xuất khẩu sữa và tới đây là gia cầm sẽ sớm đưa vị thế chăn nuôi Việt Nam sánh ngang tầm, tương xứng tỷ trọng xuất khẩu. Đây là bước chuyển thật sự của tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam. "Thời gian tới, đề nghị lãnh đạo các địa phương tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi bền vững; cố gắng đưa số đàn bò gấp đôi hiện nay trong 5 năm tới...", vị "tư lệnh" ngành nông nghiệp nói.

相关内容
推荐内容