Nguồn cung dồi dào,ịtrườngsôiđộnggiácảhànghóatăngnhẹbỏngaso giá cả duy trì ở mức caoTuần đầu tháng 4/2022, giá cả tiêu dùng tiếp tục chịu ảnh hưởng của giá xăng dầu, đây là tín hiệu để doanh nghiệp, giới kinh doanh điều chỉnh giá cả thích ứng với thị trường. Trong kỳ điều hành ngày 1/4, mặc dù giá xăng được Liên Bộ Công thương - Tài chính điều chỉnh giảm hơn 1.000 đồng/lít nhưng giá dầu tăng khoảng từ 500 - 1.500 đồng/lít nên cơ bản giá cả hàng hóa vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Điển hình như tại một số chợ truyền thống ở khu vực quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa của Hà Nội, giá các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là rau xanh tiếp tục duy trì mức cao. Trong đó, giá các loại rau xanh được bán tại các chợ dân sinh dao động trong khoảng từ 10.000 - 25.000 đồng/mớ tùy loại. Tại các hệ thống siêu thị, giá rau xanh các loại cũng đang ở mức cao, dao động từ 13.000 đồng/kg đến hơn 100.000 đồng/kg. Gừng, hành tím và xà lách là những mặt hàng nằm trong nhóm các loại rau củ có giá cao nhất, cụ thể: gừng tươi có giá từ 50.000 đến 120.000 đồng/kg, hành tím Lý Sơn có giá 120.000 đồng/kg, xà lách xoăn có giá 80.000 đồng/kg và xà lách cuộn có giá 100.000 đồng/kg. | Nguồn: Tổng cục Thống kê |
Theo các giới kinh doanh, mặc dù hiện nay nguồn cung hàng hóa dồi dào nhưng giá khó thể giảm bởi quy luật giá đã lên thì khó giảm, trong khi đó hiện tại giá cước vận chuyển hàng hóa còn chịu áp lực từ giá dầu tăng. Tại TP. Hồ Chí Minh giá tiêu dùng tiếp tục chịu áp lực khi nhiều ngành hàng, nhà cung cấp, đơn vị sản xuất đã có thông báo đề nghị tăng giá kể từ đầu tháng 4/2022. Trong đó, các đơn vị đề xuất mức tăng phổ biến từ 5% - 10% so với mức giá bán hiện tại. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều mặt hàng tăng giá, do nguồn cung dồi dào, mặt hàng rau quả, nông sản tại TP. Hồ Chí Minh lại có giá rất hợp lý. Hiện tại, một số mặt hàng như dưa hấu chỉ có giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 6.000 đồng/kg, bưởi da xanh 25.000 - 49.000 đồng/kg, thơm 20.000 đồng/3 trái... Để góp phần kìm giá tiêu dùng, nuôi dưỡng sức mua, nhiều siêu thị như Saigon Co.op, LOTTE Mart, AEON Mall... liên tục chạy chương trình khuyến mãi, giảm giá luân phiên đa dạng ngành hàng để chia sẻ bớt khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng mua sắm. Đơn cử như tại hệ thống LOTTE Mart đã kịp thời triển khai chương trình khuyến mãi "Có mua, có quà" ngay từ đầu tháng 4/2022 và áp dụng đến hết ngày 12/4/2022 cho người tiêu dùng. Du lịch kích cầu đón 30/4Tuần đầu tháng 4/2022 ghi nhận sự sôi động của các dịch vụ kích cầu du lịch khi dịch Covid-19 đã được đẩy lùi, hoạt động kinh tế - xã hội thích ứng với môi trường bình thường mới. Đón đầu nhu cầu du lịch, vui chơi, giải trí của người dân trong tháng 4/2022, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã đồng loạt tung sản phẩm, dịch vụ trên cả thị trường trong và ngoài nước. Cùng với đó, để nắm bắt cơ hội kích cầu thị trường, các doanh nghiệp này cũng triển khai đa dạng hoạt động khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng mua sắm tour tuyến và du lịch trong các kỳ nghỉ lễ 30/4 sắp tới. Các ngày lễ lớn trong tháng 4/2022 như Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) hay ngày lễ 30/4 và 1/5... trùng vào dịp cuối tuần, thời gian nghỉ được kéo dài, người dân có xu hướng lựa chọn du lịch cùng gia đình, người thân, bạn bè. Đặc biệt, một số doanh nghiệp chứng minh năng lực chiếm lĩnh thị phần khi đưa ra những sản phẩm tour tuyến được thiết kế phù hợp thị hiếu, giúp du khách có một kỳ nghỉ trọn vẹn. Ngoài ra, tình hình du lịch nhân dịp các ngày lễ lớn trong tháng 4/2022 cũng khả quan hơn so với cùng kỳ năm 2021 và đang có xu hướng tăng nhiệt, bởi người dân có thêm sự lựa chọn tour du lịch nước ngoài đến Campuchia, Thái Lan, Singapore, Dubai, châu Âu... Bên cạnh tour trọn gói, nhiều người ưu tiên lựa chọn những combo, gói dịch vụ gồm: vé máy bay/xe, khách sạn; hoặc dịch vụ khách sạn... Thị trường vật liệu xây dựng tăng giá chóng mặtTrong tuần đầu tháng 4/2022, thị trường vật liệu xây dựng được ghi nhận có tốc độ tăng giá lớn, phổ biến như sắt, thép, xi măng, cát xây dựng... đã tăng giá khoảng 10 - 20% so với thời điểm cuối năm 2021. Thống kê của các hiệp hội, một số loại vật liệu xây dựng liên tục tăng giá, trong đó một số mặt hàng có mức tăng vượt đỉnh. Cụ thể, xi măng đã tăng 100.000 đồng/tấn tùy thương hiệu, gạch xây dựng tăng khoảng 10%, gạch ốp trang trí tăng 10 – 15%, cát tăng 10.000 đồng/m3 so với đầu năm. Trong đó, thép xây dựng cũng liên tục tăng giá mạnh và chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt. Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, giá các nguyên, nhiên liệu sản xuất thép tăng trở lại ở mức cao đã khiến giá thép bị đẩy lên cao. Tính từ đầu năm đến nay, giá thép đã tăng 7 lần, tổng mức tăng đến 2,4 triệu đồng/tấn, từ 16,5 – 17 triệu đồng/tấn lên hơn 19 triệu đồng/tấn. |
|