您现在的位置是:Cúp C1 >>正文
【bóng đá số - dữ liệu】Lấy lại “phong độ” hút dòng vốn ngoại vào bất động sản
Cúp C16人已围观
简介"Hút" dòng vốn FDI vào Việt Nam bằng môi trường đầu tư thuận lợi Cải thiện dòng tiền cho dự án bất đ ...
"Hút" dòng vốn FDI vào Việt Nam bằng môi trường đầu tư thuận lợi Cải thiện dòng tiền cho dự án bất động sản là nhiệm vụ trọng tâm |
Phần lớn doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn. Ảnh: ST |
Vốn FDI vào bất động sản tạm thời trượt ngôi vị số 2
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Khoa học và Đầu tư (KH&ĐT), bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản đã góp phần chuẩn hóa thị trường bất động sản tại Việt Nam, tạo ra những giá trị theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp Việt Nam có những công trình bất động sản đạt tiêu chuẩn tương đương với các nước trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, một số dự án bất động sản đã có xu hướng tích hợp được các tiêu chí xanh, công năng xanh vào chu trình phát triển và vận hành. “Việc thu hút nhiều dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản giúp đa dạng hóa các loại hình bất động sản tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, bất động sản công nghiệp, nhà ở và chung cư cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản chăm sóc sức khỏe... đã tăng lên rõ rệt bên cạnh loại hình truyền thống như bất động sản nhà ở”, ông Nguyễn Anh Tuấn nhận định.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn:
“Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản đã không ngừng gia tăng và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thị trường. Bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai về thu hút FDI. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, thách thức và nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị giải quyết những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản. Đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất sửa đổi các đạo luật có tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản, như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Việc sửa đổi, hoàn thiện hai đạo Luật lần này sẽ có tác động tích cực đến thị trường nhà ở và bất động sản, cải thiện mạnh mẽ niềm tin vào môi trường đầu tư, tạo sự minh bạch và ổn định cho thị trường nhà ở và bất động sản tại Việt Nam. Các chính sách mới khi được thông qua cũng sẽ giúp thị trường bất động sản của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài”. Ông Joseph Low, Chủ tịch Bộ phận Bất động sản Tập đoàn Keppel tại Việt Nam:
“Hiện nay, nguồn cung nhà ở bị hạn chế bởi các thách thức đa dạng như vấn đề thanh khoản, thủ tục phê duyệt dự án không rõ ràng và phức tạp. Nếu không giải quyết, các vấn đề này sẽ làm tăng sự không ổn định trên thị trường, dẫn đến tăng chi phí xây dựng và cuối cùng là giá nhà cao hơn cho người dân Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy rằng Chính phủ đang cố gắng tinh gọn và tăng tốc quy trình phê duyệt, nhưng điều quan trọng là đảm bảo những nỗ lực này sẽ giúp giảm khoảng cách giữa nhu cầu và nguồn cung nhà ở. Ngoài việc đưa nguồn cung vào thị trường một cách kịp thời, việc đảm bảo rằng các tòa nhà cũ vẫn phù hợp với thị trường cũng không kém phần quan trọng. Mặc dù Luật Bất động sản hiện tại ở Việt Nam cho phép bán chung hoặc tái phát triển các khu đất cũ sau khi nhận được sự đồng thuận từ ít nhất 75% chủ sở hữu, tuy nhiên, các quy định và yêu cầu quản lý hiện tại khá phức tạp. Hơn nữa, quá trình này yêu cầu sự cộng tác chặt chẽ giữa nhiều cơ quan và đơn vị hành chính. Những yếu tố này, cùng với khoản bồi thường cho mục đích tái định cư, không tạo một môi trường thuận lợi cho chủ đầu tư tiến hành công việc khổng lồ như vậy”. |
Số liệu từ Bộ KH&ĐT cho thấy, lũy kế đến nay cả nước đã thu hút được hơn 37.500 dự án với tổng vốn đầu tư đạt gần 450 tỷ USD, trong đó đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có 1.100 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 66,4 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư. Bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai về thu hút đầu tư, sau lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Trong đó, đã có 48 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dẫn đầu là Singapore, tiếp theo là Hàn Quốc, British VirginIslands và Nhật Bản. Trên cả nước đã có 45 tỉnh, thành phố có đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản, trong đó TPHCM dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 16 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu. Đáng chú ý, phần lớn doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn, với hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn. Nhiều dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có quy mô lên đến hàng tỷ USD như dự án nghỉ dưỡng Hồ Tràm của Công ty TNHH Hồ Tràm tại Bà Rịa Vũng Tàu; dự án thành phố thông minh tại Hà Nội; Khu đô thị Nam Thăng Long, Hà Nội; dự án Nam Hội An của Công ty TNHH phát triển Nam Hội An tại Quảng Nam,...
Tuy nhiên, nửa đầu năm 2023 nguồn vốn FDI vào bất động sản sụt giảm mạnh với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD, giảm 51,5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến bất động sản mất vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư FDI. Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân chính của sự sụt giảm đáng kể của dòng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản xuất phát từ sự sụt giảm của dòng vốn đầu tư toàn cầu, những vấn đề nội tại của thị trường bất động sản Việt Nam như khan hiếm nguồn cung, quỹ đất, vướng mắc pháp lý…
Thu hút FDI có chọn lọc
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguồn vốn FDI vào bất động sản nửa đầu năm giảm mạnh là do bản thân tổng cầu thế giới sụt giảm, các hoạt động đầu tư trên toàn cầu cũng bị ảnh hưởng, nhu cầu đầu tư, hiệu quả đầu tư sụt giảm ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư FDI vào bất động sản sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam, trong đó có pháp luật liên quan bất động sản còn nhiều vướng mắc khiến nhà đầu tư nước ngoài e ngại. Thời gian gần đây nhiều quỹ đầu tư ngoại thể hiện sự quan tâm, tham quan, tìm hiểu đầu tư tại Vệt Nam, nhưng để đi đến thống nhất thương vụ đầu tư thì khó thực hiện do vướng mắc nhiều quy định. Tuy nhiên, trong dài hạn, với nhiều ưu thế, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với nguồn vốn ngoại. Muốn thúc đẩy dòng vốn này, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ trong tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi cho nhà đầu tư.
Trên thực tế, trong bối cảnh quỹ đất hạn chế, cùng với những vướng mắc pháp lý khi phát triển dự án dẫn tới các nhà đầu tư ngoại đang thúc đẩy hoạt động M&A dự án bất động sản tại Việt Nam. Trong nửa đầu năm, trong bối cảnh doanh nghiệp bất động sản trong nước gặp trục trặc về dòng tiền, thị trường bất động sản đã chứng kiến một vài thượng vụ M&A của các nhà đầu tư ngoại. Đầu tháng 7, Keppel Corporation thông qua thông qua công ty con sở hữu 100% vốn là VN Prime Vietnam chi 1.230 tỷ đồng mua lại một dự án bất động sản ở trung tâm TP Hà Nội. Trước đó, cuối tháng 5, Keppel cùng quỹ đầu tư Keppel Việt Nam đã bỏ ra khoảng 3.180 tỷ đồng để mua lại 49% cổ phần từ Tập đoàn Khang Điền trong 2 dự án ở TP Thủ Đức là Emeria (6 ha) và Clarita (5,8 ha).
Bên cạnh những thuận lợi, thu hút FDI vào bất động sản thời gian qua còn một số bất cập. Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, một số dự án bất động sản có vốn FDI vẫn còn tình trạng kém hiệu quả, dự án quy mô đất lớn nhưng chậm triển khai cũng như nảy sinh các vấn đề liên quan đến trật tự xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về thị trường bất động sản chưa đồng bộ, rõ ràng và còn phức tạp, sửa đổi không kịp thời; thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đặc biệt là đất đai vô cùng phức tạp, dẫn đến việc thực hiện dự án đầu tư bị kéo dài; tín dụng bất động sản và hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang bị kiểm soát chặt chẽ. Tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, để tiến tới chọn lọc các nhà đầu tư FDI chất lượng vào lĩnh vực kinh doanh BĐS hướng tới đảm bảo các yếu tố về chuyển đổi xanh, thân thiện môi trường, cần tập trung rà soát, hoàn thiện các quy định về pháp lý về thị trường bất động sản, đặc biệt là loại hình bất động sản mới như thành phố thông minh, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản kết hợp với chăm sóc sức khỏe, condotel, officetel... phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng đến các nhà đầu tư có năng lực tài chính tốt. Bên cạnh đó, cần khẩn trương điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển thị trường bất động sản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản. Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng để tạo nền tảng cho sự phát triển của thị trường bất động sản.
Những yếu tố nền tảng của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn rất tốt
Ông Neil Macgregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam trong cuộc trao đổi với Tạp chí Hải quan về thu hút vốn FDI vào thị trường bất động sản hiện nay. Trong nửa đầu năm 2023, thu hút FDI vào bất động sản đang sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Theo ông, đâu là nguyên nhân và điều này có thực sự đáng ngại? FDI vào bất động sản tuy có sự suy giảm trong những tháng đầu năm 2023 nhưng không có nghĩa là nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam sụt giảm. Trên thực tế, Savills vẫn liên tục tiếp nhận yêu cầu từ các doanh nghiệp quốc tế muốn đầu tư trực tiếp vào thị trường nội địa Việt Nam trải dài trên tất cả các phân khúc, từ nhà ở, thương mại cho tới công nghiệp. Hiện thị trường bất động sản tại Việt Nam cần giải quyết những vấn đề tồn đọng mang tính hệ thống, điều này đã dẫn đến sự chậm lại trong tiến trình đầu tư. Nhưng cần hiểu rằng những yếu tố nền tảng của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn rất tốt, đơn cử như tốc độ đô thị hóa, nhân khẩu học hay tính ổn định về chính trị kèm các chính sách cởi mở đối với thu hút FDI. Vào tháng 6/2023, lạm phát của Việt Nam đã tăng 4,74% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất và xuất khẩu giảm do tâm lý người tiêu dùng tại các thị trường trọng điểm như Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, triển vọng trung hạn của Việt Nam vẫn tích cực, đặc biệt nhờ sức hấp dẫn của sự phát triển công nghiệp và các yếu tố cơ bản mạnh mẽ của thị trường nội địa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã hạ lãi suất điều hành bốn lần trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6, với mức giảm lần lượt là 0,5% và 2% đối với tất cả các loại lãi suất điều hành. Điều này sẽ giảm bớt chi phí vốn cho người đi vay và các tổ chức tín dụng, kích thích dòng tiền và tăng trưởng kinh tế. Trước các nỗ lực của Chính phủ để gỡ thế khó của bất động sản, chúng tôi tin rằng thị trường trong thời gian tới sẽ được điều chỉnh với những thông tin tích cực hơn, theo hướng bền vững hơn với quy chế rõ ràng hơn. Ông có đánh giá như thế nào về triển vọng thu hút nguồn vốn nước ngoài của thị trường bất động sản Việt Nam trong bối cảnh thị trường đang đối mặt với rất nhiều khó khăn hiện nay? Chính phủ và NHNN đang có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, từ đó tăng trưởng một cách lành mạnh và bền vững hơn trong trung và dài hạn. Việc Chính phủ chủ động siết chặt các kênh huy động vốn như trái phiếu, tín dụng sẽ có những tác động ngắn hạn nhất định đến nhiều ngành nghề kinh doanh, sản xuất và dịch vụ trong nước, trong đó có bất động sản. Đổi lại, chúng ta sẽ thấy một thị trường tài chính minh bạch, tăng uy tín trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với vô vàn bất ổn như căng thẳng chính trị, lạm phát tăng cao và chi tiêu giảm ở các thị trường như Mỹ và châu Âu. Sự ổn định của chính trị Việt Nam cùng chi tiêu cơ sở hạ tầng bền vững, dân số trẻ hóa và vị trí thuận lợi trong thương mại toàn cầu đã giúp Việt Nam có một vị trí vững chắc trong kinh tế thế giới Theo các chuyên gia kinh tế, pháp lý là nguyên nhân lớn nhất làm giảm sức hút của thị trường bất động sản Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo ông, nút thắt này đang được tháo gỡ như thế nào? Thực tế, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực giúp cải thiện môi trường đầu tư ở mọi phân khúc. Nghị định 10/2023/NĐ-CP ban hành một số sửa đổi, bổ sung một số điều thuộc các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực từ 20/5 có lợi cho các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng như condotel, biệt thự nghỉ dưỡng. Tình trạng pháp lý mơ hồ trước đây của những sản phẩm này đã bị xóa bỏ và chủ sở hữu giờ đây có thể tiếp cận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Điều này sẽ tạo điều kiện thanh khoản, làm tăng sự hấp dẫn của các sản phẩm này. Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn và Thông tư 03/2023/TT-NHNN ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 của Thống đốc NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp do NHNN ban hành vào cuối tháng 4 sẽ cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, bao gồm cả việc tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp. Những thông tư này sẽ cho phép các nhà đầu tư bất động sản tổ chức lại tài chính của họ, tạo ra dòng tiền và giảm thiểu các thách thức về thanh khoản và tài chính. Bên cạnh đó, hiện Chính phủ đang làm việc với 600 dự án trên toàn quốc để giải quyết các vướng mắc pháp lý liên quan đến quy hoạch, tiền sử dụng đất, đấu thầu đất đai. Ông có khuyến nghị gì với Chính phủ, các địa phương cũng như nhà đầu tư để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục được chảy vào bất động sản? Theo quan sát của chúng tôi, nhu cầu đầu tư nước ngoài vẫn liên tiếp được ghi nhận. Tuy nhiên các nhà đầu tư đồng thời chờ đợi thêm những chính sách từ Chính phủ để tạo nên môi trường đầu tư minh bạch và dễ tiếp cận hơn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Các chính sách đồng thời cần hỗ trợ giải quyết vấn đề pháp lý còn tồn đọng của dự án để phần nào giải quyết câu chuyện nguồn cung hạn chế trên hầu hết các phân khúc thị trường hiện nay. Trân trọng cảm ơn ông! Thu Hiền (thực hiện) |
Tags:
相关文章
Tây Ninh Smart
Cúp C1Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Tây Ninh về Chuyển đổi số t ...
【Cúp C1】
阅读更多Sửa quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy
Cúp C1Ảnh minh họaTheo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi nội dung “Xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học c ...
【Cúp C1】
阅读更多Phương Thanh rớt 'Hợp ca' sẽ thi 'Bước nhảy'
Cúp C1- Ca sĩ Phương Thanh và đội hợpca của mình đã nói lời chia tay trong nước mắt sau đêm thứ hai của ch ...
【Cúp C1】
阅读更多
热门文章
- Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- Fed sẽ hành động thích hợp để hỗ trợ đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ
- Các chuyên gia lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ
- Quảng Ninh: Khai hội xuân Ngọa Vân 2019
- Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- Norton Mobile Security phiên bản Lite đã có mặt trên Android Market
最新文章
-
Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
-
Điện thoại thông minh sẽ mỏng hơn nhờ nano
-
Bí ẩn “nghĩa địa” tàu cổ ở Quảng Ngãi
-
Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục cho hơn 453.800 lượt du khách
-
‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
-
Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục cho hơn 453.800 lượt du khách
友情链接
- Nhận diện những mặt trận MobiFone sắp "tấn công tổng lực"
- Doanh nghiệp thờ ơ chống hàng giả, hàng nhái
- Khởi tố 10 thanh, thiếu niên mang theo dao phay rượt đuổi nhau trong đêm
- Bắt Giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Quảng Ninh
- VINAMILK – Công ty niêm yết hàng đầu châu Á
- Bắt 2 kiến trúc sư lừa chạy dự án, chiếm đoạt tiền tỷ
- 2 đối tượng đột nhập nhà dân trộm 600kg cà phê ở Đắk Lắk
- Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa: Sớm thực thi và tăng minh bạch
- Vụ ẩu đả trong đêm vì nghĩ bị 'nhìn đểu': Tạm giữ 10 thanh niên
- Cô gái môi giới bất động sản chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nhiều người