Kể từ Chiến tranh Thế giới lần II và đặc biệt là sau Chiến tranh Lạnh,ủnghoảngGazalộrõchínhsáchthấtbạicủaMỹkqbd osasuna các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ luôn coi quyền bá chủ ở Trung Đông như là chìa khóa thống trị toàn cầu của nước này và quan hệ với Israel là "mối quan hệ đặc biệt". Theo họ, việc thúc đẩy sự vượt trội về quân sự của Israel đối với các nước láng giềng sẽ giúp củng cố sự thống trị thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh của Mỹ ở khu vực Trung Đông đặc biệt quan trọng về mặt chiến lược. Bản chất công cụ của "mối quan hệ đặc biệt" cũng góp phần hình thành nên chính sách không hiệu quả kinh niên của Washington đối với cái được gọi là tiến trình hòa bình Trung Đông, đặc biệt là trong việc tìm kiếm giải pháp hai nhà nước đối với cuộc xung đột Israel-Palestine. Thực tế, Mỹ và Israel chưa bao giờ có ý định này. Điều này được thể hiện rõ qua cách tiếp cận của Israel và Mỹ đối với Dải Gaza. Gốc rễ của vấn đề Gaza bắt nguồn từ năm 2005 khi Israel rút binh sỹ và người định cư khỏi dải đất này và phong trào Hồi giáo Hamas giành thắng lợi trong cuộc bầu cử được tiến hành một năm sau đó với sự giám sát của quốc tế. Israel và Mỹ đã bác bỏ tính hợp pháp của cuộc bầu cử và thực hiện nhiều cách nhằm cô lập Hamas và hủy hoại danh tiếng của phong trào này thông qua việc tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công quân sự khiến cho số lượng thường dân Palestine bị thương vong tăng lên hàng năm. Thậm chí, việc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trở lại Trung Đông cũng nhằm gia tăng thêm những lời chỉ trích lực lượng Hamas đang xung đột với Israel. Các nhà phân tích cho rằng một điểm đáng lưu ý đó là sau những sự can thiệp thất bại về mặt chiến lược ở Afghanistan, Iraq, Libya, nhiều bằng chứng cho thấy chính sách tìm cách thống trị Trung Đông của Washington không chỉ là một thất bại đơn thuần. Chính sách này không những làm suy yếu năng lực của Mỹ trong việc đạt được các kết quả chiến lược tích cực, mà còn làm suy yếu vị thế của Mỹ như siêu cường số một toàn cầu. |