【lich thi đấu bóng đá anh】GS Đặng Huy Huỳnh

时间:2025-01-10 16:41:42 来源:88Point

Hiện nay ông là Chủ tịch Hội động vật Việt Nam,ĐặngHuyHuỳlich thi đấu bóng đá anh Phó chủ tịch Hội Bảo vệ tài nguyên & Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (VACNE).

Xuất thân từ nghèo khó

Xuất thân từ vùng quê nhiều thành quả cách mạng và cũng rất nổi tiếng về đa dạng tài nguyên sinh vật, tỉnh Quảng Nam. Từ tuổi thiếu niên, năm 1945 ông đã tham gia thiếu sinh quân. Năm 1947-1954, ông là chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, hoạt động tại các chiến trường liên khu 5, chiến trường Hạ Lào-Đông Bắc Campuchia. Từ 1966-1969, ông được cử đi học, đào tạo ở trong nước và nước ngoài, làm Nghiên cứu sinh tại Viện Tiến hóa hình thái Seversov Moskva thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Sau thời gian học tập và nghiên cứu, ông về công tác và làm Phó Viện trưởng rồi làm Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật từ 1976-1995. 

Ngày 22 tháng 01 năm 2014 Giáp Ngọ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm và chúc tết nhà khoa học GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh

Ngày 22 /01/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm và chúc tết nhà khoa học GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh


Trong thời gian công tác, ông trực tiếp thực hiện nhiều đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước; là Ủy viên Ban chủ nhiệm nhiều Chương trình cấp Nhà nước: Chương trình bảo vệ môi trường, 52,52D, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chương trình nghiên cứu điều tra tổng hợp các tỉnh Tây Nguyên I và II – Mã số 48C; Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (1961-1971) ở Mã Đà (Đồng Nai), A Lưới (Thừa Thiên Huế), Ngọc Hiển, Năm Căn (Cà Mau), làm căn cứ cho việc đề ra hướng khắc phục và góp phần vào việc đấu tranh với Mỹ về hậu quả của chất độc hóa học với môi trường Việt Nam; thành viên nhóm chuyên gia giáo dục môi trường Quốc tế EEC/IUCN; thành viên trong nhóm chuyên gia Quốc tế nghiên cứu bảo tồn thú linh trưởng Quốc tế IPS; Ủy viên Hội đồng quản trị chương trình hợp tác nghiên cứu tài nguyên thực vật các nước Đông Nam Á (PROSEA).

Từ năm 1990 cho đến nay, GS Đặng Huy Huỳnh liên tục là Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Ông còn giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt và ủy viên của nhiều Hội đồng Quốc gia như: Phó Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam (1984-1990); Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam; Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban chấp hành Tổng hội các ngành Sinh học Việt Nam thuộc Liên hiệp Hội KHKTVN; Ủy viên Thường vụ BCH Hội các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (1990-2014). Ở cương vị nào ông cũng đều có những đóng góp xuất sắc.

Dấn thân vào nghề sinh học cơ bản, nhà khoa học Đặng Huy Huỳnh càng ngày càng nhận thấy tài nguyên sinh vật ở Việt Nam ẩn chứa nhiều điều cần khám phá và chứng minh các quy luật sinh học, sinh thái; các nguyên nhân dẫn đến suy giảm hệ sinh thái, nguy cơ tuyệt chủng của những loài sinh vật quý hiếm và đặc hữu. Trên cơ sở đó định hướng cho công tác Bảo tồn Đa dạng sinh học.

Lao động không mệt mỏi

Năm nay đã ở tuổi ngoài 80, nhưng GS. Đặng Huy Huỳnh vẫn tham gia vào các hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh học, sinh thái và tài nguyên sinh vật. Năm 2002-2003 ông là thành viên trong tổ biên soạn kế hoạch hành động đa dạng sinh học Việt Nam (BAP) từ năm 2003-2010 định hướng đến năm 2020 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); Năm 2006-2008, là thành viên trong tổ soạn thảo Luật Đa dạng sinh học, đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2008, Luật Bảo vệ Môi trường và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; tham gia góp ý kiến các Nghị định 18/HĐBT, NDD48; NDD32/2006, Nghị định Chính phủ về quản lý bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm; Chủ tịch Hội đồng tư vấn KH&CN thuộc chương trình nghiên cứu khắc phục hậu quả chất độc da cam dioxin do Mỹ rải trong chiến tranh Việt Nam (CT33), Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006-2014); Ủy viên Hội đồng giải thưởng môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2000-2012).

Hơn nửa thế kỷ qua, ngoài việc nghiên cứu khoa học ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, ông còn giảng dạy và hướng dẫn chính cho nhiều lớp cán bộ nghiên cứu, giảng viên ở các Viện nghiên cứu, trường Đại học (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Vinh; Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Đại học Thủy lợi). Ông còn góp phần vào việc công bố những thông tin khoa học có giá trị như 154 công trình nghiên cứu đã được công bố trong các Tạp chí, tuyển tập Hội nghị Khoa học trong và ngoài nước; 14 sách chuyên khảo về Động vật, Tài nguyên Động vật, Sinh thái, nhân nuôi Động vật, Bảo tồn đa dạng sinh học, Bảo vệ môi trường, Quản lý bảo tồn.

Ngoài việc nghiên cứu và công bố các công trình, ông còn tham gia làm Ủy viên Hội đồng Biên tập Tạp chí Sinh vật học Viện KHCN Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam; Tạp chí Kinh tế - Sinh thái Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam; Tạp chí Độc học, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tạp chí KH&CN, Bộ KH&CN; Ủy viên Hội đồng biên tập bộ Động vật chí Việt Nam, Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ Việt Nam đã được xuất bản 1992, 2000, 2007.   

Với thành tựu đạt được trong công tác, ông nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước: được phong hàm GS (1991); nhận Huân chương chống Mỹ hạng Hai (1983), Huân chương I Xa Lá Lào hạng Hai do Chủ tịch CHDCND Lào trao năm (1991); Huân chương Lao động hạng Nhất (1997); được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về tập Atlas Quốc gia (2005), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Động vật chí, thực vật chí, sách đỏ Việt Nam (2010), Gải thưởng cố đô Huế vì KH&CN lần thứ nhất năm 2006; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng (1990), Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng (2000), Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng (2010). Nhưng vinh dự hơn cả, tên ông đã trở thành niềm hãnh diện của học trò và đồng nghiệp trong nước và quốc tế.

Thu Hà

推荐内容