Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ,ảicáchhệthốngthuếgópphầncảithiệnmôitrườkqbd cup y giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2010, trong năm vừa qua, ngành Thuế đã có kế hoạch hành động cụ thể với 19 nhiệm vụ và 34 giải pháp cụ thể.
Theo thống kê của Tổng cục Thuế, tính đến 31-12-2016, về cơ bản, Tổng cục Thuế đã hoàn thành 32 giải pháp. Trong đó có 6 giải pháp hoàn thành theo tiến độ và tiếp tục triển khai trong năm 2017: Thực hiện mục tiêu năm 2016-2017 có 95% doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế đạt cấp độ 4; Thực hiện hoàn thuế điện tử; Giải quyết khiếu nại đúng hạn, kịp thời cho đối tượng nộp thuế; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; Thực hiện quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế; Kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị Tổng cục Thuế.
Ông Phi Vân Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, trong năm 2017, định hướng đến năm 2020, với mục tiêu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong lĩnh vực tài chính cần thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp.
Theo đó, tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, rút ngắn quy trình xử lý, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước; giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế để đạt được mục tiêu, yêu cầu.
Mục tiêu hướng đến là đạt trung bình nhóm nước ASEAN 4 về cải cách hành chính thuế bao gồm cả 3 nhóm chỉ tiêu về hoàn thuế, quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế, thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế; rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục nộp thuế và bảo hiểm xã hội không quá 168 giờ/năm; tiếp tục hoàn thiện thể chế để phát triển thị trường tài chính, dịch vụ tài chính tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch.
Đặc biệt, phấn đấu đến hết năm 2017, hầu hết các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý liên quan đến người dân, DN được cung cấp ở mức độ 3 và cho phép sử dụng thanh toán lệ phí trực tuyến, nhận hồ sơ và trả kết quả trực tuyến hoặc gửi qua mạng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).
Để đạt được các chỉ tiêu tại Nghị quyết 19/2017/NQ-CP của Chính phủ, dự thảo kế hoạch hành động Tổng cục Thuế đưa ra tập trung vào 6 nhóm giải pháp quan trọng bao gồm: Thực hiện mục tiêu hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; Đạt mục tiêu trung bình của nhóm nước ASEAN 4 về cải cách hành chính thuế bao gồm cả 3 nhóm chỉ tiêu hoàn thuế, quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra, thời gian và kết quả xử lý khiếu nại; Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Giảm giờ và phát triển hệ thống đại lý thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong nộp thuế; kiện toàn bộ máy để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, chuyển đổi phương thức quản lý tại các đơn vị thuộc bộ.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhận định, cải cách thủ tục hành chính là một trong ba nhiệm vụ quan trọng của ngành Thuế thực hiện theo Nghị quyết 19 trong các năm qua. Thứ trưởng yêu cầu: “Tổng cục Thuế phải tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19 năm 2017 nhằm tạo sự đột phá lớn trong quy trình làm thủ tục đóng thuế cho DN. Trong năm 2017, Tổng cục Thuế phải thành lập tổ biên tập nghiên cứu toàn diện những vấn đề đặt ra về quản lý thuế, những nội dung liên quan đến chính sách thuế cần phải sửa trong năm 2017- 2018. Đồng thời nghiên cứu sửa đổi những nội dung liên quan đến nghị định về quản lý thuế, tham gia góc độ quản lý thuế đối với các luật thuế”.
Thứ trưởng cũng nêu ra 9 vấn đề cần lưu ý trong dự thảo kế hoạch hành động trong đó bao gồm giải quyết vướng mắc, yêu cầu và khiếu nại người nộp thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế; xử lý vướng mắc liên quan đến thời gian làm báo cáo, tờ khai thuế; rà soát toàn bộ quy trình nghiệp vụ về hoàn thuế từ tờ khai, phương thức quản lý.
Đồng thời cương quyết không chấp nhận DN khai bổ sung hồ sơ; xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử với mục tiêu lớn là tạo thuận lợi cho DN, chống thất thu ngân sách và ngành Thuế phải coi đây là một cải cách; quản lý DN lớn, quản lý rủi ro, chống chuyển giá...