TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngànhan dinh leicestero những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Dân Trí, tờ China Daily của Trung Quốc hôm nay 11/8 ngang nhiên cho biết vệ tinh viễn thám có độ phân giải cao mà nước này vừa phóng lên sẽ giúp Bắc Kinh bảo vệ các lợi ích trên biển trong bối cảnh những căng thẳng liên quan tới tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Trước đó vào ngày 10/8, Gaofen-3 (Cao Phân-3), một vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp (SAR), đã được phóng đi nhờ tên lửa đẩy Trường Chinh từ trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc. Trung Quốc phóng vệ tinh viễn thám ‘bảo vệ lợi ích hàng hại’ trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang căng thẳng, phức tạp. Ảnh Tân Hoa Xã“Vệ tinh này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các vấn đề liên quan tới môi trường biển, các đảo, đá ngầm, tàu thuyền và giàn khoan trên biển”, tờ China Daily dẫn lời Xu Fuxiang, lãnh đạo phụ trách dự án Gaofen-3 thuộc Cơ quan khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, cho biết. “Các vệ tinh giống như Gaofen-3 sẽ rất hữu dụng trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc”, ông Xu nói thêm. Trước đó, Tân Hoa xã đưa tin vệ tinh Gaofen-3 sẽ được dùng cho hoạt động cảnh báo thiên tai, dự báo thời tiết, đánh giá nguồn nước và bảo vệ các quyền hàng hải của Trung Quốc. Với 12 kiểu hình ảnh, vệ tinh viễn thám với độ phân giải cao này có thể chụp ảnh Trái đất và hình ảnh từng khu vực cụ thể 24/24h trong mọi điều kiện thời tiết. Gaofen-3 cũng là vệ tinh viễn thám với quỹ đạo thấp đầu tiên của Trung Quốc với vòng đời 8 năm. Đáng chú ý, động thái này của Trung Quốc diễn ra sau khi Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) có trụ sở tại Washington, công bố các hình ảnh chụp vệ tinh hồi cuối tháng 7 cho thấy Bắc Kinh đã trắng trợn xây dựng các nhà chứa kiên cố dành cho máy bay trên Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn thuộc Trường Sa của Biển Đông Việt Nam. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết diện tích Biển Đông. Tháng trước, tòa trọng tài quốc tế của Liên Hợp Quốc ở La Hay (Hà Lan) đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” phi lý do nước này tự ý vẽ ra ở Biển Đông. Bắc Kinh đến nay vẫn ngang ngược không công nhận kết luận của tòa và lớn tiếng tuyên bố không thực thi bất kỳ phán quyết nào. Công trình trái phép của Trung Quốc trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam. Ảnh CSIS/AMTI/DIGITALGLOBETrong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Thanh Niên, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu mới đây đã đề nghị ký thoả thuận về hợp tác quốc phòng với Campuchia khi ông hội kiến với Thủ tướng Hun Sen ở thủ đô Phnom Pênh hôm qua 10/8. “Ông ấy (Ryamizard Ryacudu) nói với Thủ tướng rằng Indonesia muốn tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng với Campuchia”, ông Kao Kim Hourn, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Campuchia nói với các nhà báo sau cuộc hội kiến, theo Tân Hoa xã. Trong khi đó, theo tờ Phnom Penh Post, ông Ryacudu đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Tea Banh và đề nghị bán tàu chiến với giá hữu nghị cho Phnom Penh. Bộ trưởng Quốc phòng Ryacudu cũng đề nghị Campuchia tham gia tuần tra chung với Indonesia ở Biển Đông. "Chúng tôi sẽ ký một bản ghi nhớ giữa bộ Quốc phòng Indonesia và Campuchia trong tất cả các lĩnh vực quốc phòng", tướng Tea Banh nói với các nhà báo. Thoả thuận ghi nhớ này sẽ cho phép Indonesia tham gia nhiều hơn nữa việc huấn luyện binh lính của Campuchia. Kể từ năm 2012, Indonesia đã đào tạo khoảng 200 lính cho Lữ đoàn 911, lực lượng đặc biệt chống khủng bố quốc gia của Campuchia. Campuchia cũng đưa lính sang Indonesa tham gia các khoá huấn luyện đặc biệt. Jakarta cũng huấn luyện lực lượng vệ sĩ cho Thủ tướng Hun Sen. Indonesia đề nghị Campuchia tuần tra chung ở Biển Đông. Ảnh ReutersÔng Ryacudu nói rằng Jakarta có nhà máy đóng tàu và có thể cung cấp tàu chiến theo yêu cầu của Phnom Penh với giá ưu đãi như đã từng làm với Philippines. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia, ông Chhum Socheat nói rằng mặc dù Phnom Penh cần tàu chiến mới nhưng ngân sách có hạn, vì vậy việc mua tàu chiến sẽ được chính phủ xem xét khi cần thiết. Hồi tháng 2/2016, tướng Tea Banh tuyên bố có ý định tiếp nhận 2 tàu khu trục của Trung Quốc. Tuy nhiên chưa rõ Campuchia lấy nguồn tiền từ đâu để mua 2 tàu chiến được Phnom Penh nói "muốn trang bị để các nước không coi thường”, theo Cambodia Daily. Ông Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Australia, cho biết Trung Quốc đã tặng 15 tàu tuần tra cho Campuchia từ năm 2005 - 2007. Theo ông, việc bán hay tặng thêm tàu cho Campuchia là một phần trong "con đường gây ảnh hưởng của Trung Quốc lên Campuchia" trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng như hiện nay. Con gái Tổng thống Mỹ Obama ‘gây bão’ dư luận vì nghi vấn hút cần sa(VietQ.vn) - Con gái Tổng thống Mỹ - Malia Obama - bị bắt gặp đang hút một thứ giống như điếu thuốc cần sa tại lễ hội âm nhạc Lollapalooza. |