Trái tim đập bao nhiêu lần trong một đời người?áitimđậpbaonhiêulầntrongmộtđờingườkqbd nha cai
(Dân trí) - Chức năng cơ bản nhất của tim là giữ cho cơ thể sống. Nó làm việc liên tục không ngừng nghỉ, nhưng đến mức nào? Mỗi ngày, mỗi năm và cả cuộc đời, mỗi người có bao nhiêu nhịp tim đập?
Trái tim là bộ phận trong cơ thể truyền cảm hứng tưởng tượng nhất. Suốt lịch sử loài người, trên khắp thế giới, con người đã viết, trò chuyện và hát về trái tim bằng hàng nghìn ngôn ngữ, mô tả nó như là nơi chứa đựng tình yêu, lòng tốt và sự dũng cảm.
Nhưng chức năng cơ bản nhất của trái tim là giữ cho chúng ta sống. Bộ phận này chỉ có cơ, kích thước chỉ bằng nắm tay nhưng lại điều khiển cả hệ thống tuần hoàn, bơm máu giàu oxy đi khắp cơ thể. Nó có thể đập nhanh hơn hoặc chậm lại tùy vào cảm xúc, hoạt động hoặc do chấn thương, bệnh tật của chúng ta, nhưng nhìn chung một trái tim khỏe mạnh sẽ đập đều đặn.
Vậy trái tim đập bao nhiêu nhịp mỗi ngày và trong toàn bộ một đời người?
Có nhiều khác biệt về tốc độ tim đập trong một ngày. Bạn đang ngồi bên bàn làm việc, đi bộ đến cửa hàng hay chạy trên máy chạy bộ, trái tim của bạn sẽ phản ứng với các yêu cầu năng lượng khác nhau và dẫn đến nó đập nhanh hơn hay chậm hơn.
Bác sĩ Partho Sengupta, Trưởng khoa Tim mạch, Trường Y khoa Robert Wood Johnson thuộc Đại học Rugers, New Jersey, Mỹ, nói rằng điều thú vị nhất của tim là khả năng điều chỉnh nhịp độ và chức năng tùy theo nhu cầu trao đổi chất. Nó gần như có bộ não riêng để cảm nhận nhu cầu của cơ thể.
Để ước tính số lần tim đập trong một đời người, chúng ta bắt đầu bằng việc đếm số nhịp tim đập theo phút (BPM-beats per minute). Một trái tim người lớn khỏe mạnh đập khoảng từ 60 đến 100 BPM lúc nghỉ ngơi. Tuy vậy, theo Trường đại học Y khoa Harvard, Mỹ, đa số người lớn có nhịp tim nằm trong khoảng từ 55 đến 85 BPM.
Còn theo Bệnh viện Nhi đồng Benioff thuộc Trường đại học California ở San Francisco, Mỹ, nhịp tim trung bình của trẻ sơ sinh là từ 70 đến 190 BPM để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho việc trao đổi chất nhanh hơn ở lứa tuổi này.
Đối với người lớn, nhịp tim nằm ngoài mức bình thường là dấu hiệu của bệnh lý.
Nhịp tim thường chậm lại phần nào theo tuổi tác vì cơ tim yếu đi theo thời gian. Ví dụ, lão hóa có thể dẫn đến xơ hóa - sự phát triển của các mô dư thừa cản trở nhịp đập - hoặc nhịp tim bất thường như rung tâm nhĩ, một rối loạn nhịp tim phổ biến nhất. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tốc độ tim đập nhanh hoặc chậm.
Một người có nhịp tim trung bình lúc nghỉ ngơi là 70 BPM thì có 100.800 lần tim đập mỗi ngày, như vậy mỗi năm là khoảng 36,8 triệu lần. Tuổi thọ trung bình của một người sống khỏe mạnh từ khi sinh ra là 61,9 năm (số liệu cập nhật vào tháng 8/2024 của Tổ chức Y tế thế giới), tức là trong một đời, trái tim một người đập khoảng 2,28 tỷ lần.
Có ngưỡng tối đa cho một trái tim có thể đập trước khi ngừng hẳn không? Các yếu tố như tuổi, di truyền, chấn thương và bệnh tật có thể dần dần ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim. Nhưng nếu chúng ta càng quan tâm chăm sóc bộ phận "làm việc chăm chỉ" này thì nó càng thực hiện chức năng của mình bền bỉ và hiệu quả hơn.
Mặc dù lão hóa là một điều tất yếu xảy ra và tất cả mọi năng lực của cơ thể đều giảm dần theo thời gian nhưng ít nhất chúng ta có khả năng giảm áp lực cho trái tim do căng thẳng gây ra. Ví dụ, chúng ta có thể ưu tiên một giấc ngủ bình an, một chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục đều đặn không?
"Có nhiều câu hỏi cần đặt ra về việc chúng ta đang đáp ứng được bao nhiêu cho nhu cầu của cơ thể mình và chúng ta có đang chăm sóc chính mình hay không." - bác sĩ Sengupta nói.