Dựa trên cơ sở dữ liệu của WHO,àNộicósốngàyônhiễmkhôngkhívượtchuẩncủkqbd u20 brazil GreenID phân tích và chỉ ra rằng người dân Hà Nội đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm xếp thứ hai trong số 23 thành phố được khảo sát ở một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Indonesia.
Bà Nguyễn Anh Thư, nghiên cứu viên GreenID cho biết: “Chúng tôi đã phân tích chất lượng không khí ở Hà Nội và TP. HCM dựa trên dữ liệu quan trắc công khai trong suốt ba năm qua và luôn kiến nghị lắp đặt thêm các trạm quan trắc để có bức tranh đầy đủ về chất lượng không khí ở Việt Nam. Chúng tôi cũng đang sử dụng nguồn dữ liệu hiện có để đưa ra những cảnh báo về hiện trạng chất lượng không khí để người dân có thể chủ động bảo vệ sức khỏe gia đình khi ô nhiễm ở mức cao".
GreenID cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát công khai với 1.000 người, kết quả chỉ ra rằng: Giao thông vận tải, công nghiệp và sản xuất năng lượng được cho là ba nguồn ô nhiễm không khí hàng đầu tại các thành phố. "Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam khó có thể cải thiện khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch xây dựng thêm khoảng 40 nhà máy điện than từ nay tới năm 2030." bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm GreenID cho biết.
Bà Khanh nhấn mạnh: “GreenID kiến nghị Chính phủ nhanh chóng tăng cường giám sát và kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua các biện pháp như thúc đẩy ban hành đạo luật không khí sạch đồng thời thắt chặt các tiêu chuẩn phát thải của giao thông và các nhà máy nhiệt điện than".
Theo GreenID, hiện tại Hà Nội chỉ có 13 trạm quan trắc không khí và TP. HCM chỉ có 1 trạm công bố số liệu trực tuyến cho người dân.
Cơ sở dữ liệu chất lượng không khí của WHO mới cập nhật chỉ ra rằng khoảng 90% số người trên thế giới đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép của WHO và có tới khoảng 7 triệu người tử vong mỗi năm do phơi nhiễm với các hạt bụi siêu nhỏ trong không khí. Trong khi tất cả các khu vực trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, nhưng người dân ở các thành phố thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khu vực có mức ô nhiễm không khí cao nhất là phía Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
- Sáng ngày 15/6, cả nước ghi nhận 71 ca mắc Covid
- Thủ tướng phê chuẩn bầu bổ sung Phó Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng
- Thủ tướng Malaysia: Các quốc gia nên tránh gây xung đột trên Biển Đông
- Vụ án ga Phạm Xá và nỗi oan của anh bộ đội xuống tàu lúc nửa đêm
- Tuyên dương 87 gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu
- Phát động Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình
- Công bố quyết định của Thủ tướng về công tác cán bộ
- Thủ tướng nêu quan điểm phân bổ khoản vốn 10.000 tỷ đồng
- Khẳng định vai trò quan trọng của Công ước LHQ về Luật Biển 1982
- Chủ tịch Quốc hội nêu lập trường của Việt Nam về Biển Đông