Choáng ngợp với hàng hóa Thái Lan
Người Việt tẩy chay hàng Trung Quốc là cơ hội lớn cho hàng Thái du nhập vào Việt Nam. TheảiphápđốiphóvớihànghóaThákq bóng đá tối quao đó, các doanh nghiệp phân phối, hàng tiêu dùng Thái Lan ngày càng thâm nhập bài bản hơn vào thị trường Việt Nam, thông qua nhiều động thái khác nhau khi nhận thấy đây là một thị trường nhiều tiềm năng.
Mới đây, gần 150 công ty Thái Lan và 180 gian hàng tham gia Triển lãm Sản phẩm Thái Lan 2014 được tổ chức tại Hà Nội và đã trưng bày nhiều chủng loại mặt hàng chất lượng cao nổi tiếng của Thái Lan như Đồ ăn, uống, Hoa quả tươi, Vật dụng Gia đình, May mặc, Trang sức, Các Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe và Làm đẹp,...
Hàng hóa Thái Lan xâm nhập vào thị trường Việt Nam trên mọi nẻo đường, cạnh tranh với hàng Việt. Ảnh: Báo đầu tư
Hành hóa Thái Lan thâm nhập thị trường Việt bằng nhiều con đường như quảng bá thương hiệu, đưa hàng qua đường xách tay, mở thử nghiệm chuỗi phân phối, đại lý nhượng quyền và đến nay là chuỗi cung ứng, các đại lý bán lẻ vào thị trường Việt.
Theo đó, hàng hóa Thái Lan bằng mọi cách đã len lỏi vào thị trường Việt từ những mặt hàng nhỏ nhặt đến thiết yếu nhất. Bên cạnh đó, họ còn tiến hành thu mua nhiều chuỗi cửa hàng, đặt gian hàng tại các siêu thị lớn của Việt Nam nhằm nâng cao thị phần và chiếm lĩnh thị trường.
Không những thế, từ việc thiết lập những đại lý phân phối, đưa hàng hóa len lỏi vào các siêu thị, cửa hàng tiêu dùng, người Thái đang nghĩ đến cuộc chơi lớn hơn khi hàng rào thuế quan giữa hai nước hoàn toàn được gỡ bỏ vào năm 2015.
Doanh nghiệp tìm giải pháp đối phó với hàng hóa Thái Lan
Trước tình hình hàng hóa Thái Lan tràn ngập vào Việt Nam qua mọi nẻo đường, các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực tìm kế đối phó với hàng hóa Thái Lan.
Cuộc thâm nhập và phổ biến của hàng hóa và các hệ thống bán lẻ Thái Lan một lần nữa đặt doanh nghiệp Việt trước bài toán cạnh tranh ngày càng gay gắt trên chính sân nhà.
Một thực tế cho thấy, rất nhiều người tiêu dùng Việt có thiện cảm với hàng Thái và hình thành thói quen mua và sử dụng hàng Thái, đặc biệt là hàng xách tay nổi tiếng tốt và vừa túi tiền.
Thách thức đầu tiên được đặt ra là doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để không đánh mất thị phần vào tay người Thái, gần giống như vấn đề đối với hàng Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, đối sách quan trọng nhất để cạnh tranh với hàng nước ngoài nói chung, hàng Thái Lan nói riêng là doanh nghiệp Việt phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức hiệu quả các chuỗi khép kín từ sản xuất đến phân phối. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt ngoài mạnh hơn về tài chính và kinh nghiệm nên cũng nên quan tâm hơn đến thiết kế nhằm tạo cá tính riêng cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng hơn là tìm đến những hàng rẻ, khuyến mãi nhưng không rõ xuất xứ. Vì thế, các doanh nghiệp Việt nên chú trọng nhiều hơn vào những mặt hàng có chất lượng, bên cạnh yếu tố giá cả mới có thể cạnh tranh được.
Bên cạnh đó, việc mở rộng các kênh phân phối do tự thân doanh nghiệp làm chủ cũng được xem là hướng đi khôn ngoan để hàng hóa tiếp cận nhanh với người tiêu dùng và củng cố thương hiệu.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp nhằm đối phó với sự xâm nhập sâu của hàng hóa Thái Lan vào Việt Nam. Ảnh: VnExpress
Một giải pháp không kém phần quan trọng nữa là người tiêu dùng nên đẩy mạnh đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với chất lượng và giá cả cạnh tranh tốt trên thị trường. Nên lấy đó làm lâu dài và tích cực hơn trong thời gian tới. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến chất lượng dịch vụ.
Không chỉ sản xuất, trước sự mở rộng của các chuỗi siêu thị Thái Lan, hệ thống phân phối trong nước cũng bị thách thức gay gắt.
Do đó, để đối phó với thực tế này, các siêu thị cần tập trung xây dựng quy trình quản lý và hệ thống nhất sự, trong đó chú trọng đến đào tạo nhân viên bán hàng – bộ mặt của mọi đơn vị bán lẻ.
Đồng thời cũng cần đẩy mạnh chiến lược marketing, tạo nên cá tính riêng cho thương hiệu, giảm bớt phụ thuộc vào những chương trình khuyến mại, giảm giá. Đặc biệt, hệ thống đầu mối phân phối phải đảm bảo để hàng bán trong siêu thị đạt tiêu chuẩn, không có hàng giả, hàng kém chất lượng.
Một giải pháp hiệu quả nữa đó là liên kết các nhà bán lẻ với doanh nghiệp sản xuất hay các nhà bán lẻ khác để chống đỡ trước những đại gia lớn, giàu tiền bạc. Bên cạnh đó, chuỗi bán lẻ này cũng cần đẩy mạnh công tác tìm kiếm và hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, hỗ trợ cho vay vốn, hướng dẫn về các quy chuẩn, quy định về chất lượng hàng hóa, bao bì, nhãn mác… nhằm mục tiêu khẳng định vị thế của hàng Việt trong siêu thị cũng như trên thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức, doanh nghiệp Việt Nam cũng có những cơ hội để chuyển mình khi có sự cạnh tranh với các mặt hàng của nước ngoài bởi thị trường không của riêng ai. Do vậy, nếu biết lợi dụng tốt cơ hội này, khai thác tốt lợi thế mặt bằng thì siêu thị Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh.
Hay với ngành dệt may, cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành sẽ là một cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu ra khu vực có hơn 600 triệu dân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hội nhập sâu vào thị trường thế giới và tăng giá trị xuất khẩu.
Nguyễn Dung (T/h)
Mĩ phẩm Thái Lan nhập từ... chợ Đồng Xuân