VHO - Sáng nay 16.9,ộinhậpkinhtếtạothêmnguồnlựcpháttriểnkinhtếđấtnướkềt quả bóng đá Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về tiến trình hội nhập, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác đối ngoại, phân tích tác động, ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do, các cam kết quốc tế mà chúng ta đã tham gia và đồng thời, từ góc nhìn của các cơ quan quản lý, những người xây dựng chính sách, có những phân tích, đánh giá về tác động, ảnh hưởng tới một số lĩnh vực cụ thể…Sau 35 năm đổi mới, Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp chung vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn hội tụ các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội cao nhất và toàn diện nhất của Việt Nam, với nền kinh tế cải thiện tích cực cả về quy mô và chất lượng; quan hệ quốc tế mở rộng, vị thế được củng cố và nâng cao. Bất chấp những khó khăn từ những rào cản thương mại, xu thế gia tăng bảo hộ của các nước hay căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những đỉnh cao mới. Toàn cảnh Hội nghị Theo số liệu UNDP, GDP bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 5,9%/ năm và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng từ 33,6% bình quân gia đoạn 2011-2015 lên 45,2% gia đoạn 2016-2020. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân, giai đoạn 2016-2020 là 5,8%. Hệ số ICOR giảm xuống còn 6,1. Năm 2020, kinh tế Việt Nam có quy mô thứ 40 trên thế giới, thứ 4 trong ASEAN và bình quân GDP/ người đứng thứ 6 trong ASEAN. Các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân dưới 5% trong suốt 7 năm liền (2014-2020). Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư; dự trữ ngoại hối tăng từ 28 tỷ USD năm 2015 đạt hơn 90 tỷ vào năm 2020. Thị trường xuất khẩu được mở rộng và đa dạng hoá, nhiều doanh nghiệp tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu; đặc biệt xuất siêu liên tục từ 2016-2020 và năm 2020 đạt hơn 19,1 tỉ USD. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng lên khoảng 50% năm 2020. Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng 2,91% GDP; được coi là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới và phục hồi kinh tế nhanh nhất hình chữ V. Nhìn tổng thể, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng đáng ghi nhận về sự linh hoạt và hiệu quả trong phản ứng chính sách và phản ứng thị trường hỗ trợ doanh nghiệp; chủ động tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương; khai thác các cơ hội từ sự dịch chuyển và tái định vị các chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế, thúc đẩy tái cơ cấu về tổ chức và công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu và hướng tới tăng trưởng nhanh, bền vững. Nông sản Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị trường thế giới Hội nhập kinh tế tiếp tục tạo thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đưa quan hệ của Việt Nam với các nước, nhất là đối tác ưu tiên, quan trọng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; quan hệ với các nước tiếp tục được củng cố và thúc đẩy hài hoà, tranh thủ được các yếu tố tích cực, hạn chế được những bất đồng để phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của quốc gia. Phát biểu tại Hội nghị, bà Lâm Thị Quỳnh Anh, Trưởng phòng Hội nhập Kinh tế quốc tế trong nước, Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế - Bộ Công Thương cho biết, hiện nay chúng ta đang hội nhập toàn diện, với 3 trụ cột, hội nhập quốc tế và kinh tế; hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng; hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo. Trong đó, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước. HOÀNG HƯƠNG |