Đã phê duyệt cho 786 chủ tàu để hoàn thiện hồ sơ TheácđiểmnghẽncủaNghịđịnhsẽtiếptụctháogỡlịch chung kết cúp c1o Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) Võ Minh Tuấn, đến hết ngày 20/5, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tiếp cận 786/818 chủ tàu đã được phê duyệt để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn. Trong đó, các NHTM đã nhận được 205 bộ hồ sơ của chủ tàu tại 21/23 tỉnh, thành phố; đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 52 tàu (đóng mới 48 tàu, nâng cấp 4 tàu) với tổng số tiền gần 525 tỷ đồng. Mức cho vay theo nhu cầu của khách hàng từ 60% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu, tài sản đảm bảo chính là con tàu đang đầu tư. Dư nợ đến thời điểm báo cáo đạt hơn 94 tỷ đồng. Đến nay, một số ngân hàng cũng tích cực triển khai cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã cam kết giải ngân xấp xỉ 200 tỷ đồng, nhiều con tàu mới đóng bằng nguồn vốn vay của ngân hàng đã được hạ thủy. Tại các địa phương đã có danh sách phê duyệt đóng tàu như Quảng Ngãi, Bình Định…, Agribank đã tiếp cận được 448/543 tàu được phê duyệt đóng mới, đã nhận được hồ sơ của 56 tàu và đã ký kết 19 hợp đồng tín dụng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã có những hợp đồng tín dụng giá trị lớn. Chi nhánh Quảng Bình của BIDV đã thẩm định và ký kết 4 hợp đồng tín dụng với tổng giá trị lên tới 40,7 tỷ đồng. Trong khi đó, BIDV Quảng Nam cũng đã có hợp đồng tín dụng đầu tiên với ngư dân, tổng vốn đầu tư đóng tàu là 12,6 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng tích cực triển khai chương trình tín dụng theo Nghị định 67. Cụ thể, Vietcombank Nha Trang đã cho ngư dân Dương Văn Quang (ngụ ở phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) vay gần 5 tỷ đồng để đóng tàu khai thác xa bờ. Được biết, tàu cá này có công suất 405 CV, làm bằng vật liệu composite, có thể hành nghề lưới vây, câu đèn ở vùng biển quần đảo Trường Sa. Tại Nghệ An, một tàu cá có công suất 405 CV với mức đầu tư hơn 7,9 tỷ đồng, trong đó vốn vay từ Vietcombank Vinh là 5,5 tỷ đồng, thiết kế chịu được sóng cấp 8-9, trú ẩn cấp 10, sau thời gian đóng mới, chạy thử và trang bị ngư lưới cụ chuẩn bị ra khơi. Điểm nghẽn sẽ được khơi thông Từ thực tiễn triển khai, Nghị định 67 đang gặp phải một số điểm nghẽn như: Quy định về sử dụng máy mới 100% trong khi có trường hợp, mong muốn của ngư dân là được sử dụng máy cũ (nhập ngoại) nhằm tiết giảm chi phí; Ngân hàng gặp khó trong việc thẩm định dự toán con tàu vì chưa có quy định về định mức kỹ thuật và giá khái toán tham khảo; Vướng mắc trong phê duyệt thiết kế mẫu tàu; Các đơn vị bảo hiểm chủ yếu chỉ nhận bảo hiểm thân vỏ tàu, không bảo hiểm phần ngư lưới cụ... Sơ kết về kết quả triển khai Nghị định 67, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh khẳng định theo quy định của Nghị định 67, tất cả các tàu thuộc diện đối tượng đều được hưởng hỗ trợ vay vốn mà không cần phải thay máy. Bên cạnh đó, việc hiểu đến thời hạn 2016 sẽ dừng triển khai các chính sách ưu đãi chủ yếu của Nghị định 67 là không đúng, mà các chính sách này sẽ vẫn được tiếp tục cho tới khi đạt được các mục tiêu chủ yếu đã đặt ra. Mốc thời gian 2016 là để các bộ, ngành, địa phương sẽ tổng kết công tác thực hiện, rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Mới đây nhất, tại phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 8/6, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định Chính phủ sẽ điều chỉnh Nghị định 67 theo hướng cho phép ngư dân dùng máy cũ từ 400CV trở lên. Đồng thời, giao các bộ nghiên cứu kéo dài thời gian cho vay với tàu vỏ thép và tàu vật liệu mới vì giá trị loại tàu này đắt hơn nhiều so với tàu vỏ gỗ, đồng ý hỗ trợ tàu vỏ gỗ, công suất lớn từ 800CV trở lên và giao cho địa phương thực hiện. Với việc điểm nghẽn đang được tháo gỡ cho phù hợp với thực tiễn hơn, thời gian tới hứa hẹn sẽ có thêm nhiều hợp đồng tín dụng thực hiện Nghị định 67 được triển khai, giúp ngư dân có thêm tàu đánh bắt xa bờ một cách hiệu quả, thực hiện chủ trương vươn khơi, bám biển./. Theo chinhphu.vn |