(HGO) - Sáng ngày 21-10,ạobướcđộtphchogiaothngvngđồngbằngsngCửlich bóng da Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ ngành giao thông vận tải (GTVT) thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu tại Hội nghị tổng kết nhiệm vụ ngành GTVT thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị khóa XI.
Thực hiện Nghị quyết số 21và Kết luận số 28 của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong vùng tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT). Đến nay cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu nghị quyết đề ra. KCHTGT của vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành quả nổi bật như: Các tuyến quốc lộ bị chia cắt bởi hệ thống sông lớn đã được xây dựng công trình cầu vượt sông; hệ thống quốc lộ đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng; các nút thắt về đường thủy nội địa được tháo gỡ; mở các đường bay trong nước và quốc tế đến Cần Thơ và Phú Quốc; việc thông tuyến luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu để vào cảng Cần Thơ… đã mở ra cho vùng đồng bằng sông Cửu Long nhiều phương thức vận tải để kết nối với cả nước, khu vực và quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho rằng nghị quyết được ban hành năm 2003, đến năm 2004 thành lập tỉnh Hậu Giang. Trong khoảng thời gian này, các bộ, ngành Trung ương, Bộ GTVT đã quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông cho Hậu Giang, tất cả tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường ô tô về trung tâm xã đã được đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tỉnh kiến nghị Bộ GTVT ưu tiên nguồn vốn đầu tư các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2025.
Giai đoạn từ năm 2002 đến nay đã cơ bản hình thành các tuyến trục dọc nối đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Đông Nam bộ, các tuyến trục ngang kết nối nội vùng. Đến năm 2020, hệ thống quốc lộ tăng 52% so với năm 2002. 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Nhiều công trình trọng điểm về đường thủy nội địa được đầu tư, khai thác có hiệu quả như kênh Chợ Gạo (giai đoạn 1), âu Rạch Chanh, dự án phát triển cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Toàn vùng hình thành hệ thống gồm 12 cảng biển với 37 bến cảng, tổng chiều dài 7.642m. Hoàn thành đầu tư, nâng cấp các cảng hàng không trong khu vực. Từ năm 2013, Bộ GTVT đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt từ Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ; đang lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ.
Hậu Giang kiến nghị Bộ GTVT ưu tiên nguồn vốn đầu tư các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2025.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT, yêu cầu hoàn chỉnh hơn nữa nội dung báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết, có đánh giá cụ thể việc phát triển giao thông vận tải trên lĩnh vực đường bộ, đường thủy, hàng hải, hàng không, cảng biển. Đồng thời, nêu rõ những vấn đề thực hiện chưa đạt trong Nghị quyết 21 làm cơ sở khắc phục, tập trung ưu tiên thực hiện trong giai đoạn tới. Tập trung nhóm danh mục dự án trọng điểm đã được Quốc hội thông qua có liên quan đến đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện đúng tiến độ. Đồng thời, đề xuất giải pháp cụ thể, đa dạng hóa các giải pháp để tạo bước đột phá phát triển cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện đại hóa hạ tầng giao thông trong giai đoạn tới.
Tin, ảnh: KỲ ANH