Những điều kiện cần
UBND tỉnh Sơn La vừa có Tờ trình số 03/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về Đề án Xã hội hóa đầu tư,ờkíchhoạtđềánhồisinhCảnghàngkhôngNàSảtin chuyen nhuong moi nhat mu khai thác Cảng hàng không Nà Sản (tỉnh Sơn La).
Đây là một trong 3 địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao lập Đề án xã hội hóa, đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) khai thác các cảng hàng không thuộc địa phận của địa phương trình Tổ công tác về đầu tư hạ tầng hàng không (Bộ GTVT) xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tại tờ trình này, UBND tỉnh Sơn La kiến nghị một số nội dung được coi là then chốt để có thể kích hoạt tiến trình “hồi sinh” Cảng hàng không Nà Sản theo phương thức PPP.
Một là, UBND tỉnh Sơn La muốn Bộ GTVT sớm quan tâm triển khai công tác lập điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Nà Sản để phù hợp với Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để địa phương triển khai thủ tục lập, trình thẩm định, phê duyệt Dự ánĐầu tư, khai thác cảng hàng không Nà Sản theo phương thức PPP.
Hai là, UBND tỉnh Sơn La muốn người đứng đầu Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệpchỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện phương án chuyển tài sản kết cấu hạ tầng tại Cảng hàng không Nà Sản được định hướng giao tỉnh Sơn La quản lý.
Được biết, dù hiện tại, Cảng hàng không Nà Sản không có hoạt động hàng không dân dụng, nhưng vẫn thuộc phạm vi quản lý của ACV. Giá trị tài sản của ACV tại Cảng hàng không Nà Sản và 21 sân bay khác đã được xác định rõ khi tiến hành cổ phần hóa ACV.
Ba là, UBND tỉnh Sơn La đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh, sửa đổi quy định tại khoản 1, Điều 48, Nghị định số 05/2021/NĐ-CP để giao UBND tỉnh Sơn La đề xuất, kêu gọi đầu tư khi ACV không đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản.
Ông Nguyễn Đình Chung, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) - đơn vị tư vấn lập Đề án - cho biết, điều chỉnh này là rất quan trọng, bởi khoản 1, Điều 5, Nghị định số 05/2021/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng quy định: “Xây dựng, bảo trì, duy trì hoạt động các công trình hệ thống hàng rào an ninh, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung, gồm đường giao thông nội cảng ngoài sân bay, công trình cấp điện, công trình cấp nước, công trình thoát nước, công trình bảo vệ môi trường, công trình thông tin liên lạc và các công trình thiết yếu của cảng hàng không, trừ công trình thuộc phạm vi quản lý, khai thác của doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay”.
Bên cạnh đó, theo quy định của Nghị định số 44/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không, Chính phủ giao Bộ GTVT là cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; không có phương án phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý, tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không để huy động nguồn lực xã hội hóa vào đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng cảng hàng không.
“Như vậy, trường hợp giao UBND tỉnh Sơn La quản lý, tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không tại Cảng hàng không Nà Sản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, cần phải điều chỉnh Điều 5, Nghị định số 44/2018/NĐ-CP hoặc có Nghị quyết của Chính phủ cho phép”, lãnh đạo ADCC giải thích.
Cần phải nói thêm, Cảng hàng không Nà Sản thuộc địa bàn huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La), cách TP. Sơn La khoảng 20 km về phía Đông Nam, cách khu du lịch Mộc Châu khoảng 100 km. Đây là một trong 22 sân bay do ACV quản lý đầu tư và khai thác.
Theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch số 249/QĐ-BGTVT ngày 21/1/2015 và Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vai trò của Cảng hàng không Nà Sản được xác định là cảng hàng không nội địa dùng chung dân sự và quân sự, là sân bay cấp 4C theo phân cấp của ICAO và là sân bay quân sự cấp I.
Tại Tờ trình số 03/TTr-UBND, UBND tỉnh Sơn La muốn đến năm 2030, Cảng hàng không Nà Sản sẽ là sân bay cấp 4C, sân bay quân sự cấp I, đáp ứng khai thác các máy bay A320/A321 và tương đương, công suất 1 triệu lượt khách/năm; tầm nhìn đến năm 2050 là sân bay cấp 4C, sân bay quân sự cấp I, đáp ứng khai thác các loại máy bay A320/A321 và tương đương, công suất 2 triệu lượt khách/năm.
Ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, Cảng hàng không Nà Sản có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực trung tâm vùng Tây Bắc, nối liền Thủ đô Hà Nội, miền Trung và miền Nam. Việc đầu tư, khai thác trở lại Cảng hàng không Nà Sản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng hàng không, mở rộng phạm vi bao phủ mạng tuyến đường bay đến các vùng miền của cả nước, tạo lợi thế và phát huy thế mạnh của giao thông hàng không.
“Giao thông đường hàng không có rất nhiều yếu tố thuận lợi để trở thành nhân tố quyết định tới quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng”, ông Khánh đánh giá.
Rõ dần thông số
Dẫu có nhiều yếu tố thuận lợi, song toàn bộ tính chất nói trên của Cảng hàng không Nà Sản đều ở thì tương lai. Do hạ tầng xuống cấp, không đáp ứng được điều kiện khai thác, nên Cảng hàng không Nà Sản đã dừng hoạt động từ năm 2004 đến nay.
Theo Công ty ADCC, Cảng hàng không Nà Sản hiện có một đường cất hạ cánh kích thước 2.400 m x 44 m, được đầu tư xây dựng từ năm 1978-1979, nhưng đã bị hư hỏng rất nghiêm trọng, không thể khai thác.
Nhà ga hành khách Cảng hàng không Nà Sản được xây dựng cuối năm 1996, nằm cách sân đỗ máy bay số 2 khoảng 150 m, có kết cấu một tầng, khung bê tông cốt thép, tường xây gạch; diện tích sử dụng 549 m2; năng lực nhà ga là 50 lượt khách/giờ cao điểm, tương đương 60.000-80.000 lượt khách/năm. Nhà ga này cũng đã bị xuống cấp, không thể tiếp tục sử dụng.
Như vậy, để có thể “hồi sinh” và nâng cấp Cảng hàng không Nà Sản theo quy hoạch, về cơ bản, sẽ phải đầu tư toàn bộ hạng mục hàng không dân dụng và đảm bảo an toàn bay.
Tại Tờ trình số 03/TTr-UBND, UBND tỉnh Sơn La kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép triển khai Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo phương án kêu gọi đầu tư toàn bộ công trình thiết yếu tại cảng hàng không (trừ các công trình đảm bảo hoạt động bay) theo hình thức PPP để khai thác cảng hàng không mới; giao (phân cấp, phân quyền) UBND cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Cụ thể, Cảng hàng không Nà Sản sẽ được xây dựng mới đường cất hạ cánh có kích thước 2.600 m x 45 m, kết cấu bê tông xi măng đảm bảo khai thác máy bay A320, A321 và các máy bay quân sự Su27, Su30MK; một đường lăn nối từ đường cất hạ cánh vào sân đỗ máy bay hàng không dân dụng; xây dựng mới sân đỗ máy bay về phía Bắc, giai đoạn đến năm 2030 đảm bảo đáp ứng tiếp nhận được 5 máy bay A320/A321, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo 6 vị trí đỗ máy bay A320/A321 và tương đương.
Nhà ga hành khách sẽ được xây dựng mới với công suất 1 triệu lượt khách/năm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đáp ứng công suất 2 triệu lượt khách/năm.
Với quy mô đầu tư như trên, tổng mức đầu tư của Dự án khoảng 3.046 tỷ đồng, trong đó giai đoạn đến năm 2030 là 2.586 tỷ đồng, với 3 dự án thành phần. Trong đó, Dự án thành phần 1 - Giải phóng mặt bằng và tái định cư, hỗ trợ di dời các công trình quân sự trị giá 275 tỷ đồng; Dự án thành phần 2 - Các công trình quản lý bay trị giá 180 tỷ đồng; Dự án thành phần 3 - Các công trình hạ tầng Cảng hàng không đầu tư theo hình thức PPP trị giá 2.131 tỷ đồng.
UBND tỉnh Sơn La cam kết huy động mọi nguồn lực và triển khai đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng Cảng hàng không Nà Sản; có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư và hỗ trợ vốn đầu tư hạ tầng cảng hàng không.
Mặc dù vẫn còn ở mức khái toán, nhưng Dự án thành phần 3 - Các công trình hạ tầng Cảng hàng không đầu tư theo hình thức PPP trị giá 2.131 tỷ đồng dự kiến có thời gian hoàn vốn là 26 năm 1 tháng. Đây là khoảng thời gian phù hợp để các nhà đầu tư tiềm năng có thể tiếp cận, huy động vốn tín dụng để đầu tư công trình.
Theo Bộ GTVT, cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đang phối hợp chặt chẽ với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Lâm Đồng để định hướng hoàn thiện Đề án Xã hội hóa đầu tư, khai thác các cảng hàng không tại địa phương nói trên.
Bộ GTVT đã báo cáo Thường trực Chính phủ Đề án Định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không để xem xét, cho ý kiến làm cơ sở hoàn thiện, báo cáo Bộ Chính trị trong thời gian tới. Trong đó, các nội dung vướng mắc cần tháo gỡ về cơ sở pháp lý khi huy động nguồn vốn xã hội đầu tư, khai thác cảng hàng không đã được tổng hợp và đề xuất giải pháp chung tại Đề án làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.
“Trong quá trình cấp có thẩm quyền xem xét Đề án định hướng chung, UBND các tỉnh có thể chủ động tiếp tục hoàn thiện Đề án Xã hội hóa đầu tư, khai thác cảng hàng không tại địa phương, trong đó tập trung nghiên cứu phương án, quy mô đầu tư theo tính chất, điều kiện phát triển và quy hoạch của từng cảng hàng không”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.