【lịch thi đấu bóng đá c1 châu á】Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo |
TheộCôngThươngtìmgiảipháptăngxuấtkhẩugạosangTrungQuốlịch thi đấu bóng đá c1 châu áo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo đạt 7,7 triệu tấn, trị giá 4,8 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và 23,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Bộ Công Thương nhận định, do hưởng lợi bởi giá tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu gạo tăng cao ở mức hai chữ số so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo đang là điểm sáng trên bức tranh xuất khẩu nông sản của cả nước.
Xuất khẩu gạo là điểm sáng trên bức tranh kinh tế |
Tuy nhiên, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đang có sự sụt giảm. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 9 tháng qua, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc chỉ đạt 241 nghìn tấn, thu về 141,2 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo sang thị trường này giảm mạnh 72%.
Số liệu thống kê trước đó cho thấy, trong nhiều năm qua Trung Quốc luôn là khách hàng lớn của gạo Việt Nam. Năm 2012, quốc gia tỷ dân này trở thành khách hàng lớn nhất, chiếm 27,5% tổng giá trị xuất khẩu gạo của nước ta.
Trong giai đoạn 2017 – 2022, Trung Quốc nhập khẩu gạo của Việt Nam ghi nhận sự biến động tương đối lớn. Riêng năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu lên đến 1 tỷ USD sản phẩm gạo của Việt Nam, nhưng đến năm 2019, kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt hơn 240 triệu USD và phục hồi trở lại trong giai đoạn 2020 và 2021 nhưng có xu hướng giảm trong hai năm trở lại đây.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc có xu hướng giảm với một trong những lý do là Trung Quốc hạn chế số lượng doanh nghiệp gạo được phép xuất khẩu sang nước này. Hiện nay, Trung Quốc chỉ cho phép 21 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sang thị trường này trong tổng số khoảng 200 doanh nghiệp gạo Việt Nam đã được cấp phép.
Bên cạnh đó là sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Trung Quốc. Hiện nay các sản phẩm gạo có mặt trên thị trường Trung Quốc đều có chất lượng tương đối cao bên cạnh việc các nước xuất khẩu rất chú trọng vào khâu đóng gói bao bì, nhất là gạo của Thái Lan.
Để thúc đẩy xuất khẩu gạo vào Trung Quốc, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 3444/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2023, từ ngày 02 tháng 12 đến ngày 06 tháng 12 năm 2024, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Đoàn giao dịch thương mại mặt hàng gạo tại tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc.
Dự kiến, sẽ có 10 - 18 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu gạo, có tiềm lực và uy tín tham gia đoàn xúc tiến thương mại gạo sang Trung Quốc.
Đoàn công tác sẽ giới thiệu trực tiếp về thương hiệu, sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam đến các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc; tạo cơ hội tiếp xúc trực tiếp cho doanh nghiệp hai bên để tiến tới ký kết các thoả thuận hợp tác kinh doanh thông qua các hoạt động: Tổ chức Hội thảo B2B về thương mại gạo giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và doanh nghiệp nhập khẩu tại Trung Quốc; Làm việc tại một số hệ thống nhà xưởng, kho bãi, vận tải và một số doanh nghiệp nhập khẩu gạo lớn tại Trung Quốc; Tìm hiểu hệ thống và cách thức phân phối, bán lẻ và tiêu thụ của người tiêu dùng Trung Quốc, từ đó xây dựng phương thức thâm nhập trực tiếp, gia tăng thị phần tại thị trường trên.
Đoàn công tác cũng sẽ làm việc cơ quan quản lý phía Bạn và Hiệp hội doanh nghiệp có liên quan để tìm hiểu về định hướng chính sách, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, các quy định về xuất nhập khẩu gạo, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thông tin, chủ động có kế hoạch làm việc, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Trước đó, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, gạo vẫn là ngành hàng thiết yếu trên thế giới cũng như Việt Nam, nên thời gian tới, cơ hội sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này còn rất lớn. Ðiều cần thiết là doanh nghiệp xuất khẩu cần tăng khả năng thích ứng và độ linh hoạt cao để tận dụng hiệu quả các cơ hội này.
Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo dõi sát thị trường gạo thế giới và trong nước, có tính toán thận trọng, chắc chắn khi chào giá đối với các lô hàng xuất khẩu để bảo đảm hiệu quả kinh doanh và giữ uy tín cho gạo Việt Nam.
相关推荐
- Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- Kiểm tra việc phát hiện và xử lý tham nhũng tại Yên Bái
- Nghĩa cử đẹp trong bão số 3: Tình người Việt vẫn luôn nồng đượm
- Chủ quyền Biển Đông trong phòng họp Diên Hồng
- Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Lào Cai: Hai chiến sĩ Công an huyện Bát Xát hiến máu kịp thời cứu người bệnh
- Việt Nam đạt nhiều tiến bộ trong công khai, minh bạch ngân sách