Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19,ôngtinmớinhấtvềkỳthitốtnghiệpTHPTThísinhmắlịch thi bóng đá ý hiện đã có một số học sinh lớp 12 mắc Covid-19. Nhiều học sinh, phụ huynh băn khoăn về giải pháp của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong trường hợp thí sinh không thể dự thi do mắc Covid-19 vào thời điểm thi tốt nghiệp THPT sắp tới. | Để sẵn sàng các tình huống cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tính đến kịch bản sẽ tổ chức kỳ thi đối với các địa phương an toàn (không bị giãn cách xã hội). |
Về nội dung này, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, đối với thí sinh là bệnh nhân mắc Covid-19 phải điều trị, không thể dự thi thì căn cứ theo Quy chế hiện hành, các em sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp THPT. Trường hợp này cũng giống với các trường hợp đặc biệt khác như tai nạn, ốm đau, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và các tình huống bất thường khác, không thể tham dự được kỳ thi, thí sinh sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp. Để sẵn sàng các tình huống cho kỳ thi tốt nghiệp THPT theo ông Trinh Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tính đến kịch bản sẽ tổ chức kỳ thi đối với các địa phương an toàn (không bị giãn cách xã hội). Tại các điểm thi, khu vực thi sẽ bố trí phòng thi cho thí sinh diện F1, F2, F3. Thí sinh là F1 sẽ được trang bị quần áo bảo hộ, phòng thi riêng. Thí sinh là F2, F3 cũng sẽ có giải pháp phù hợp và được lực lượng y tế hỗ trợ để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các địa phương để tổ chức thêm đợt thi. Để thực hiện phương án này, hiện Bộ đã chủ động xây dựng ngân hàngcâu hỏi đảm bảo về số lượng, chất lượng để xây dựng đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi nhiều đợt. Phương thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay về cơ bản được giữ ổn định như năm 2020. Có một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật, chủ yếu hướng tới việc tổ chức kỳ thi gọn nhẹ hơn nhưng vẫn bảo đảm an toàn. Điều chỉnh này tác động nhiều hơn đến các thầy cô giáo, các cán bộ làm thi; còn với học sinh về căn bản không thay đổi gì lớn, nên các em yên tâm. Tuy nhiên, một nội dung cần đặc biệt lưu ý với thí sinh là ghi nhớ các trang thiết bị cấm không được mang vào phòng thi. Với công tác thanh tra, theo ông Trinh, từ kinh nghiệm năm 2020, công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi này cũng sẽ được tiến hành ở tất cả các khâu của Kỳ thi; nhưng sẽ được tổ chức lại theo hướng tinh gọn hơn, hiệu quả hơn. Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra; các sở GD&ĐT thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra; thanh tra tỉnh cũng sẽ cử người tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh và tham gia vào các đoàn thanh tra, kiểm tra. Chúng tôi cũng lưu ý việc phân công, sắp xếp một cách hợp lý để tránh chồng chéo, theo tinh thần không để lọt; thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu, nhưng vẫn gọn gàng, hiệu quả. Về công tác ra đề thi năm nay, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng chia sẻ thêm, các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch Covid-19 sẽ không được đưa vào đề thi năm nay. Đề thi sẽ gồm phần lớn các câu hỏi ở mức độ cơ bản, đồng thời cũng có số lượng hợp lý các câu hỏi khó để phân hóa kết quả thi của thí sinh (nhất là đối với vùng điểm cao như điểm 9, điểm 10). Để thí sinh thuận lợi khi làm bài, câu hỏi trong đề thi được sắp xếp từ dễ đến khó. Các nhà trường nên bám sát đề thi tham khảo để làm cơ sở hướng dẫn học sinh ôn tập. Với cấu trúc đề thi tham khảo đã công bố, kết quả thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT không những được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá chất lượng giáo dục của các địa phương mà còn phân hóa tốt kết quả thi của các nhóm thí sinh, giúp đánh giá đúng chất lượng học tập của các em và làm cơ sở để phần lớn các trường đại học sử dụng trong tuyển sinh. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 6-9/7. Trước mắt, các địa phương, nhà trường cần thực hiện tốt phương án phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức dạy học, ôn tập với các hình thức linh hoạt, hiệu quả; ổn định về tâm lý, không lơ là và cũng không chủ quan để hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020 - 2021. |