游客发表
发帖时间:2025-01-10 19:01:04
(CMO-PQR)Ngày 13/10, HĐND tỉnh Cà Mau khoá VIII triển khai một số luật, gồm: Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Về Luật Tổ chức Quốc hội, qua 6 lần sửa đổi, bổ sung, luật mới sẽ có hiệu lực bắt đầu vào 1/1/2016. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 gồm 102 Điều, 7 Chương. Luật quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội một cách rõ ràng, phù hợp với Hiến pháp. Theo đó, điểm mới là Quốc hội sẽ được quyền giám sát tối cao các hoạt động của Nhà nước. Một điểm bổ sung, nếu 2/3 đại biểu tán thành sẽ ấn định kéo dài hay rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội, nếu kéo dài thì tối đa không quá 12 tháng. Luật bổ sung về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, các mức đánh giá; quy định về đại biểu Quốc hội giữ vai trò trung tâm trong hoạt động Quốc hội; chức danh đại biểu Quốc hội chuyên trách và không chuyên trách; quy định về việc các đại biểu Quốc hội tổ chức tiếp xúc cử tri ở ngoài tỉnh.
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 gồm 8 Chương, 143 Điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. So với luật năm 2003, thuật ngữ chính quyền địa phương, quyền hạn của UBND, HĐND đều có sự khác biệt. Một số nơi thí điểm không tổ chức HĐND sẽ bắt đầu thiết chế lại khi luật có hiệu lực. Chính quyền địa phương ở địa bàn nông thôn tập trung quản lý theo lãnh thổ, chính quyền ở địa bàn thành thị thì quản lý theo ngành, lĩnh vực. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn tập trung về tuyến tỉnh, giảm dần ở tuyến cơ sở. HĐND, UBND được quy định rõ ràng về trách nhiệm, công việc; bổ sung một số quy định về quyền hạn và trách nhiệm của đại biểu HĐND khi phát hiện ra sai phạm. Thường trực HĐND có điều chỉnh về quyền hạn, nâng lên mức chỉ đạo, xem xét kết quả hoạt động của các Ban HĐND.
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 gồm 10 Chương, 98 Điều,có hiệu lực từ ngày 1/9/2015. Các luật mới ban hành đều có bổ sung, điều chỉnh theo hướng cụ thể, rõ ràng, phù hợp với Hiến pháp. Trên cơ sở phân định rõ cơ sở pháp lý của các đối tượng áp dụng, phù hợp với thực tiễn, phát huy tối đa tinh thần dân chủ, khoa học; thể hiện rõ quyền làm chủ, quyền giám sát của Nhân dân. Quy trình và các công việc của bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được hướng dẫn một cách chi tiết gồm trách nhiệm, công việc cụ thể và xử lý vi phạm. Hướng dẫn các tình huống, trường hợp phát sinh trong bầu cử và cách xử lý. Trong đó, có cả việc huỷ kết quả bầu cử và bầu cử lại./.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接