时间:2025-01-24 22:26:06 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá
Ảnh: ST. Thực hiện tinh giản để lấy nguồn4 lần cải cách tiền lương, 16 lần tăng lương cơ sở kể từ n ket qua al ain
Thực hiện tinh giản để lấy nguồn
4 lần cải cách tiền lương, 16 lần tăng lương cơ sở kể từ năm 2003 đến nay, mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng chính sách tiền lương hiện nay vẫn bộc lộ nhiều hạn chế.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, lương thấp và 4 lần cải cách lương thất bại trước đó là do bí nguồn cải cách tiền lương, mà cụ thể là do bộ máy cồng kềnh. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đối với khu vực công cơ bản vẫn do ngân sách nhà nước bảo đảm (khoảng 98% giai đoạn 2011 - 2016) trong đó, chủ yếu từ ngân sách Trung ương (khoảng 68%).
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho rằng, có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của những lần cải cách tiền lương trước. Thứ nhất là do việc cải cách lương nhưng không đi kèm việc tinh gọn bộ máy và hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước. Cụ thể, khi cải cách, số lượng biên chế không những không giảm mà còn phình to ra. Từ đó, lương trung bình phải chia nhỏ dần, khó thực hiện cải cách. Thứ hai là vấn đề nguồn tiền để cải cách. Ngân sách Trung ương và địa phương có nhiều việc phải chi, không có nhiều nguồn tiền để chi cho cải cách lương.
Phân tích thêm về nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, cải cách lần này có cơ chế quản lý tài chính được tiến hành song song với cải cách tiền lương. Dự kiến có nguồn tiền từ tăng thu ngân sách và từ địa phương. Theo đó, địa phương được giữ lại 50% nguồn thu ngân sách để làm nguồn cải cách tiền lương. Tiền mà dùng cho cải cách năm nay không hết thì được dùng cho năm sau. Những vướng mắc trước kia về biên chế và bộ máy, nguồn kinh phí, trong đề án này đã có hướng giải quyết.
Đồng ý với quan điểm này, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thượng binh và Xã hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cho rằng, đối với khu vực công, đây là khu vực tiền lương phân phối lại, nghĩa là tiền lương trả cho khu vực công được lấy từ tiền thuế của dân và tiền thuế của doanh nghiệp, nên khi tiến hành cải cách tiền lương với khu vực công cần phải chú ý tới hai vấn đề chính đó là đối tượng trả lương và nguồn trả lương. Nếu nguồn trả lương hạn chế mà đối tượng trả lương (tức biên chế) càng phình ra thì khó cải cách.
Tạo nguồn để tăng lương
Cũng theo ông Phạm Minh Huân, ngoài vấn đề tinh giản biên chế, làm sao để tạo nguồn thực hiện cải cách cũng là một khó khăn lớn. Chúng ta sẽ phải tạo nguồn như thế nào khi mà ngân sách còn mỏng, trong khi khu vực hành chính từ trung ương đến cấp xã vẫn phải dùng nguồn từ ngân sách. Riêng các đơn vị sự nghiệp cũng cần tính chuyển dần sang hướng giao quyền tự chủ. Bởi bản thân khu vực sản xuất là khu vực chi phí đầu vào còn khu vực công là khu vực phân phối lại phụ thuộc vào khu vực tư. Nghĩa là khu vực sản xuất quyết định đóng góp cho nguồn ngân sách bao nhiêu, từ nguồn ngân sách đó sẽ quyết định việc chi trả lương cho khu vực công thế nào cho phù hợp. Ở các nước phát triển, doanh nghiệp phát triển rất mạnh, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Khi có ngân sách lớn, họ phân chia rất dễ dàng. Đối với Việt Nam nguồn ngân sách khó khăn vì thế lương thấp.
“Vì vậy, để thực hiện được đề án cải cách tiền lương cần phải tiết kiệm từ nhiều nguồn khác nhau, làm sao cho ngân sách nhiều hơn và cải cách tiền lương phải gắn chặt với tinh giản biên chế, thu gọn các ban của Đảng cũng như bộ máy hành chính từ Trung ương đến cấp huyện, xã. Có như vậy việc cải cách mới hiệu quả”, ông Huân cho biết thêm.
Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội lại cho rằng, bản chất của cải cách tiền lương là phải tinh giản bộ máy để làm sao sắp xếp đúng người đúng việc. Muốn cải cách tiền lương, việc đầu tiên là phải cải cách, đổi mới và nâng cao năng lực hiệu quả, chất lượng của các đơn vị sự nghiệp công lập để giảm một cách tối đa những lĩnh vực dịch vụ công mà lâu nay vẫn phải trả lương từ ngân sách. Dịch vụ công phải chuyển sang trả theo kết quả đầu ra và Nhà nước khoán, không nhất thiết phải Nhà nước làm. Người dân làm được thì giao cho người dân, lĩnh vực nào mà tự chủ được thì giao cho người dân làm. Có như vậy, mới có nguồn để thực hiện cải cách một cách toàn diện chính sách tiền lương.
Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 72025-01-24 22:19
Giá xăng dầu tiếp tục giảm2025-01-24 22:18
Bột ngũ cốc dinh dưỡng 'nói quá' chất lượng2025-01-24 22:16
TP.HCM chính thức chốt giá vé đi tàu điện metro số 12025-01-24 22:13
Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không2025-01-24 21:56
Đề xuất 4 chính sách phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam2025-01-24 21:36
Tạm ngừng nhập tái xuất chất thải, phủ tạng có hại sức khỏe2025-01-24 21:31
Mercedes Benz GLC và S2025-01-24 20:36
Ðại tá từ du kích2025-01-24 20:16
Thêm 521 nhà phố, biệt thự tại Aqua City đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán2025-01-24 20:09
17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm2025-01-24 21:37
Thế giới di động bán điện thoại lỗi cho khách hàng2025-01-24 21:33
Hô biến thịt nai thành thịt lạc đà, nhím2025-01-24 21:15
Máy ảnh, máy quay phim Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc2025-01-24 21:13
Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng2025-01-24 21:12
Nhập khẩu gần 82.000 tấn nội tạng, phụ phẩm2025-01-24 21:11
Tổng thống Bulgaria đề nghị VinFast sớm bán ô tô điện và đầu tư sản xuất tại Bulgaria2025-01-24 20:57
"Áo ngực rẻ tiền là hàng đặt của thương nhân Việt"2025-01-24 20:14
Long An sees positive socio2025-01-24 20:10
Dầu ăn Trung Quốc chứa chất gây ung thư2025-01-24 20:05