VCB tăng giá với thanh khoản vượt trộiCác mã lớn đổi vai cho nhau là điều rất dễ nhìn thấy trong các phiên tăng gần đây ở chỉ số. Chẳng hạn hôm qua HPG,ổphiếulớnluânphiêntălivescore trực tiếp kèo nhà cái GAS bùng nổ, CTG cực mạnh, SAB lên đỉnh 18 tháng thì hôm nay các mã này đều đảo chiều giảm. Nếu không có sự thay thế bởi nhiều cổ phiếu lớn khác như VCB, VHM, VJC, NVL, FPT thì cầm chắc VN-Index sẽ giảm.
VCB là cổ phiếu đáng chú ý nhất vì đây là mã vốn hóa lớn nhất thị trường, lại là cổ phiếu chậm chạp nhất trong nhóm ngân hàng. VCB chỉ bắt đầu tăng tốc trong 4-5 phiên trở lại đây, trong khi nhiều mã ngân hàng như CTG đã bùng nổ từ đáy giữa tháng 6 vừa qua. VCB tăng 3,77% tuy không phải là cực mạnh, nhưng lợi thế vốn hóa đủ lớn để kéo VN-Index lên. Thực vậy, chỉ riêng cổ phiếu này đã giúp chỉ số có có 3,6 điểm trong khi mức tăng chung của VN-Index là 4,39 điểm. Điều đó nghĩa là gần như tất cả các cổ phiếu còn lại của thị trường bù trừ tăng giảm cho nhau là hết. Dòng tiền vào VCB rất đáng chú ý khi tăng tới 118% so với mức trung bình 20 phiên gần nhất. So với hôm qua VCB cũng tăng khối lượng 125%. Những cổ phiếu đạt mức tăng trưởng thanh khoản vượt trội như vậy thường là có sự chú ý của dòng tiền. Hôm nay cũng là phiên khối lượng giao dịch của VCB đạt mức cao nhất kể từ phiên ngày 25/4/2022.
Động lực tăng giá của VCB thực ra không có gì mới, kết quả kinh doanh cũng đã có từ lâu, các cổ phiếu ngân hàng khác đã tạo đáy trước VCB cả tháng trời. Lý do duy nhất là dòng tiền đến thời điểm này mới đổ vào nhiều hơn. Nghĩa là, các cổ phiếu ngân hàng khác có thể đang bị chốt lời ngắn hạn và dòng tiền luân chuyển sang cổ chưa tăng. Hiệu ứng phụ mới là chỉ số VN-Index. Ngoài VCB, thị trường cũng có đà tăng tốt ở nhiều blue-chips. Tiêu biểu có thể kể tới NVL tăng 3,02%, PLX tăng 2,93%, TPB tăng 2,86%, VHM tăng 1,79%VJC tăng 1,73%, FPT tăng 1,53%... Chỉ số đại diện các blue-chips VN30-Index chốt phiên tăng 0,62%, mạnh hơn mức tăng 0,35% của VN-Index, trong khi Midcap giảm 0,36%, Smallcap giảm 0,01%. Thanh khoản là yếu tố đảm bảoDiễn biến trồi sụt trong phiên thường xuyên xuất hiện ngay cả khi VN-Index duy trì đà tăng điểm sang phiên thứ 4 liên tục. Lượng nhà đầu tư “nhảy tàu” lúc nào cũng có, chỉ là nhiều hay ít và có đủ gây hiệu ứng xấu cho diễn biến chung hay không.
Tín hiệu của áp lực bán ngắn hạn có thể nhìn thấy ở hai khía canh: Thứ nhất là số lượng cổ phiếu giảm giá trong phiên và thứ hai là thanh khoản. Như hôm nay, thanh khoản phiên sáng tăng mạnh hơn 16% so với sáng hôm qua ở cả hai sàn HoSE và HNX, cùng với đó là cổ phiếu giảm giá nhiều hơn tăng giá. Điều đó cho thấy lực bán đã tạm thời chiến thắng. Ngược lại, đến chiều cổ phiếu phục hồi giá tốt, số tăng nhỉnh hơn số giảm và thanh khoản tụt tới 43% so với phiên sáng. Như vậy chiều nay hẳn nhà đầu tư bán ra phải ít hơn buổi sáng và nhà đầu tư mua vào khá hơn.
Trong bối cảnh thị trường còn nghi ngờ cao và lúc nào cũng sẽ có một bộ phận nhà đầu tư đi ngược hướng, thanh khoản là yếu tố “bảo hiểm” cho xu hướng, vì thanh khoản xuất phát từ dòng tiền vào. Nhà đầu tư có thể muốn chốt lời, nhưng cầm tiền rồi sẽ làm gì? Khả năng cao là những đồng vốn đó sẽ lại tìm đến một cổ phiếu khác. Đó chính là yếu tố giúp thanh khoản vẫn ổn định, không giống với tình huống nhà đầu tư chốt lời và rút hẳn khỏi thị trường. Hôm nay tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt trên 19 ngàn tỷ đồng, chắc chắn sẽ xác lập một tuần thanh khoản kỷ lục trong vòng 2 tháng trở lại đây.
|