【tl bd nha cai】Vẫn còn đơn vị sự nghiệp có tâm lý “trông chờ” vào ngân sách

van con don vi su nghiep co tam ly trong cho vao ngan sach

Quang cảnh buổi họp báo.

Tại cuộc họp báo,ẫncònđơnvịsựnghiệpcótâmlýtrôngchờvàongânsátl bd nha cai ông Phạm Văn Trường cho biết: Nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) vươn lên, tăng cường khả năng tự chủ ở mức cao hơn, thúc đẩy khu vực sự nghiệp công phát triển nhanh, mạnh và bền vững, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội..., Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trả lời các phóng viên về ảnh hưởng của việc đổi mới các ĐVSN đối với ngân sách Nhà nước, ông Trường cho biết: Mục tiêu lớn nhất của việc thực hiện tự chủ các ĐVSN là cơ cấu lại NSNN.

Khi các ĐVSN tăng quyền tự chủ, tự đảm bảo kinh phí hoạt động, phần hỗ trợ trực tiếp từ NSNN cho các đơn vị sẽ được cơ cấu lại, chuyển sang chi cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ của các đơn vị đó. Vì vậy, tổng chi NSNN cho các lĩnh vực sẽ không giảm.

Đại diện Bộ Tài chính ví dụ trong lĩnh vực y tế, số tiền ngân sách chi cho các đơn vị y tế, nay chuyển sang chi hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho các đối tượng nghèo, gia đình chính sách, người ở vùng sâu vùng xa,... Việc này sẽ mang đến tác động nhiều chiều, vừa thúc đẩy nhanh quá trình mở rộng đối tượng tham gia, tăng diện bao phủ bảo hiểm y tế, vừa dành được nguồn để thực hiện cải cách tiền lương; tăng chi cho các chương trình y tế dự phòng, những mục tiêu trọng điểm do Nhà nước đầu tư như tiêm chủng, bệnh viện tâm thần, trại phong,…

Cho biết về tiến độ triển khai Nghị định số 16, ông Phạm Văn Trường cho hay: Nghị định này ra đời từ đầu năm 2015 nhưng đang triển khai chậm hơn so với lộ trình đã đưa ra, đặc biệt trong việc ban hành các Nghị định chuyên ngành.

Theo lộ trình, quý 4-2015 đã phải ban hành 7 Nghị định chuyên ngành nhưng đến nay mới có 2 Nghị định được Chính phủ ban hành là Nghị định số 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Ba Nghị định đã trình Chính phủ dự thảo gồm Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực lĩnh vực y tế; Nghị định lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Một Nghị định đã lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để hoàn thiện trình Chính phủ; 1 Nghị định đang lấy ý kiến các Bộ, ngành lần 2.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, từ khi thực hiện đổi mới ĐVSN công lập, chất lượng dịch vụ tăng lên rõ rệt, thu nhập bình quân của người lao động tăng khoảng 0,5 đến 1,5 lần so với trước đây. Sự ra đời của Nghị định số 16 sẽ là một bước tiến mới, thay đổi cơ bản phương thức tự chủ và phương thức đầu tư của ngân sách đối với lĩnh vực sự nghiệp công.

“Song, những cơ chế, chính sách mới thì đương nhiên sẽ khó, sẽ gặp nhiều vướng mắc. Trong quá trình xây dựng các Nghị định, các bộ, ngành cũng rất thận trọng. Đa số các ĐVSN cũng đã sẵn sàng triển khai ngay khi đủ điều kiện. Tuy nhiên, thực tế, một số ĐVSN vẫn chưa sẵn sàng, còn có tâm lý trông chờ vào ngân sách, nhưng chỉ là số ít. Chúng tôi đã và đang tích cực tuyên truyền để thay đổi nhận thức cũng như mức độ sẵn sàng thực hiện cơ chế này của các bộ, ngành, địa phương và ĐVSN” - ông Trường nói.

Cúp C1
上一篇:Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
下一篇:Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng