当前位置:首页 > Thể thao

【xem kèo bóng đá anh】Xử lý nợ xấu: Nghị quyết không phải để hợp thức hóa các vi phạm

no xau

Thảo luận tại tổ 11 (Ninh Bình,ửlýnợxấuNghịquyếtkhôngphảiđểhợpthứchóacácviphạxem kèo bóng đá anh Cần Thơ, Bình Thuận) về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu.

Theo đó, mặc dù đồng thuận cao về tính cần thiết phải ban hành một Nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu; nhưng nhiều đại biểu còn bày tỏ sự băn khoăn về tính khả thi và đề nghị ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện để đưa ra các quy định hợp lý, chặt chẽ hơn.

Cấp thiết để giải phóng “cục máu đông”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, ở bất cứ quốc gia nào, khi có hoạt động tín dụng thì phát sinh nợ xấu là không tránh khỏi và theo thông lệ, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ cho vay và đầu tư của nền kinh tế là bình thường. Do đó, trước đây, Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết yêu cầu đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tín dụng của Việt Nam về dưới 3% vào cuối năm 2015.

Thực tế, phần nợ xấu nội bảng của Việt Nam cũng đã dưới 3%, nhưng phần ngoại bảng lại phần lớn đang treo ở Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC), cộng với một phần nợ “tiềm ẩn là nợ xấu”, thì con số nợ xấu đã lên tới 10,08% trên tổng dư nợ. “Đây là chuyện không bình thường và cần thiết để Quốc hội phải ra một Nghị quyết”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đưa ra quan điểm là cần thiết phải ban hành Nghị quyết về xử lý nợ xấu, bởi không thể để “cục máu đông” này kéo dài, ảnh hưởng tới phát triển nền kinh tế.

ĐB Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) cũng cho hay, nợ xấu đang là “điểm nghẽn”, “nóng” cần tập trung xử lý để hỗ trợ phát triển kinh tế. Bởi lẽ ở Việt Nam hệ thống ngân hàng có vai trò quan trọng, vì dư nợ ước 122% GDP - gấp 2 đến 3 lần các nước ASEAN. Gánh nặng của ngân hàng với nền kinh tế là rất lớn. Cũng theo ĐB Ngân, sau 5 năm triển khai Đề án 843 về xử lý nợ xấu, các ngân hàng thương mại đã trích lập dự phòng và giải quyết khoảng 350.000 tỷ đồng; nợ chuyển cho VAMC khoảng 250.000 tỷ đồng và đã xử lý 50.000 tỷ đồng. Ước tính nợ xấu hiện chiếm 2,65% tổng dư nợ, khoảng 150.000 tỷ đồng và nếu cộng với con số tại VAMC 200.000 tỷ đồng thì khoảng 350.000 tỷ đồng, tương đương 6%. Tuy nhiên, nếu tính cả những khoản nợ có thể thành nợ xấu thì tỷ lệ này có thể lên tới 10,08% như tờ trình của Chính phủ.

Từ việc dẫn giải các số liệu trên, ĐB Trần Hoàng Ngân cho rằng, để giải quyết nợ xấu cần có sự hợp lực của Chính phủ, Quốc hội và cơ chế pháp lý đủ mạnh, nhằm xử lý vì nếu nợ xấu tiếp tục tồn tại sẽ đe dọa hệ thống ngân hàng, an ninh tài chính quốc gia. Bởi nếu cho ngân hàng phá sản thì sẽ ảnh hưởng đến người gửi tiền. “Nếu xử lý tốt nợ xấu thì sẽ giải quyết nhiều mục tiêu: Giảm chi phí hoạt động kinh doanh tiền tệ, lãi vay khoảng 1%”, ĐB Ngân nói thêm.

Không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu

Mặc dù tính cần thiết, cấp thiết là như vậy, nhưng nhiều đại biểu còn bày tỏ sự băn khoăn, cũng như khả năng thực thi của Nghị quyết về xử lý nợ xấu nếu như vẫn chỉ để như quy định mà dự thảo đưa ra.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Nghị quyết cần ban hành để giải quyết khó khăn tại các tổ chức tín dụng, nhưng cũng không có nghĩa là chỉ đảm bảo lợi ích cho các tổ chức này, mà còn phải bảo vệ cả lợi ích chính đáng của người gửi tiền.

Chủ tịch Quốc hội còn nhấn mạnh và khẳng định, Nghị quyết này khi được ban hành không phải là để hợp pháp hóa các hành động trái pháp luật, mà vẫn đề cập tới nguyên tắc là phải xử lý trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân do vi phạm pháp luật tạo ra nợ xấu. Đồng thời, về nguyên tắc xử lý nợ xấu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã yêu cầu không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.

Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, nợ xấu hiện nay đã là “không bình thường”, do đó, “cái gì không bình thường là phải có giới hạn”. Vì thế, việc chốt con số nợ xấu tính tới ngày 31/12/2016 trở về trước là có cơ sở và thời hạn áp dụng Nghị quyết cũng chỉ trong 5 năm. Giới hạn này cũng nhận được sự đồng thuận của nhiều đại biểu, trong đó có ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ).

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu như quyền thu giữ, xử lý tài sản đảm bảo là linh hồn, thì khái niệm về nợ xấu là cái gốc của Nghị quyết này. Nếu như Nghị quyết không làm rõ hai điều này thì khi ban hành tính khả thi sẽ không cao. “Ra Nghị quyết nhưng tính khả thi mới quan trọng, không thể ra Nghị quyết nhưng cuối cùng nợ xấu chỉ giải quyết được một phần rất ít”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Là một người trải qua thực tiễn tại cơ quan tư pháp, ĐB Mai Khanh (Ninh Bình) cho rằng, dự thảo phải rà lại thật chi tiết các quy định tại Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Nếu không có thêm các quy định cụ thể, chặt chẽ hơn sẽ không làm được như quy định mà dự thảo Nghị quyết đưa ra. Bên cạnh đó, cần đảm bảo sự bình đẳng về pháp luật của nhiều thành phần khác nhau, đồng thời đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn.

ĐB Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận) thì cho thêm ý kiến, dự thảo Nghị quyết giao quyền cho các tổ chức tín dụng rất lớn, do đó, cần nâng cao vai trò kiểm tra giám sát các tổ chức tín dụng, đặc biệt là từ phía Ngân hàng Nhà nước.

Duy Thái

分享到: