【liverpool vs mu trực tiếp】Bổ sung quy định về công chứng điện tử
Bổ sung quy định về công chứng điện tử
Tiếp tục phiên họp chuyên đề, ngày 1/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).
Trình bày Tờ trình dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Tư phápLê Thành Long nêu rõ sự cần thiết ban hành dự án Luật Công chứng (CC) (sửa đổi) nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức và hoạt động CC; khắc phục hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động CC theo chủ trương xã hội hóa, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động CC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về CC.
Về quan điểm xây dựng dự án Luật, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, dự án Luật tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực bổ trợ tư pháp; bảo đảm phân cấp, phân quyền hợp lý; tiếp tục xã hội hóa, giảm tải cho bộ máy nhà nước; đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trong xã hội; đề cao trách nhiệm và vai trò đóng góp của công chứng viên (CCV), tổ chức hành nghề (TCHN) CC đối với xã hội; tiếp tục xác định CC không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần mà là một nghề bổ trợ tư pháp; CCV là người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ, được Nhà nước bổ nhiệm để cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện; hoạt động CC phải góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch trong xã hội, phòng ngừa tranh chấp, khiếu kiện, hỗ trợ hoạt động xét xử, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; kế thừa, phát triển những quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm; nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước, thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để CC nước ta hội nhập quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Liên minh CC quốc tế…
Về nội dung của dự thảo Luật, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, so với Luật CC năm 2014, dự thảo Luật đã xác định CC là việc CCV chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch dân sự bằng văn bản; việc chứng nhận bản dịch không còn thuộc phạm vi CC mà là hoạt động chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Như vậy, trong trường hợp CCV chỉ thực hiện việc chứng thực thì không được xem là hành nghề CC. Đồng thời, bổ sung quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm đối với CCV, TCHNCC, cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCV, góp phần phát triển các TCHNCC ổn định, bền vững, tăng cường trách nhiệm, ý thức của cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc CC.
Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCV, bảo đảm số lượng phù hợp với nhu cầu CC và phát triển ổn định, bền vững, so với Luật CC năm 2014, dự thảo Luật quy định người muốn bổ nhiệm CCV phải được đào tạo nghề CC (bỏ quy định miễn đào tạo), theo đó những trường hợp được miễn đào tạo và tham gia khóa bồi dưỡng 03 tháng theo quy định của Luật hiện hành thì phải tham gia khóa đào tạo 06 tháng; bổ sung một số đối tượng được tham dự khoá đào tạo nghề CC 06 tháng như: Chấp hành viên trung cấp, kiểm tra viên chính ngành kiểm sát, trợ giúp viên pháp lý hạng II, thanh tra viên chính ngành tư pháp…
Dự thảo Luật còn quy định thời gian tập sự hành nghề CC là 12 tháng đối với tất cả các đối tượng để đảm bảo sự thống nhất và để người tập sự đủ thời gian trải nghiệm, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn; người tập sự phải bảo đảm thời gian tập sự theo ngày, giờ làm việc của TCHNCC; bổ sung quy định về thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự để bảo đảm người được bổ nhiệm CCV có kiến thức, kỹ năng cập nhật.
Bổ sung một số trường hợp không được bổ nhiệm CCV, trường hợp bị miễn nhiệm CCV, trường hợp được và không được bổ nhiệm lại CCV cũng như điều kiện bổ nhiệm lại nhằm bảo đảm những người đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn CCV mới được bổ nhiệm.
Với mục tiêu phát triển các TCHNCC ổn định, bền vững, phù hợp với nhu cầu CC của xã hội và có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, so với Luật CC năm 2014, dự thảo Luật quy định nguyên tắc phát triển TCHNCC phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu CC hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập. Cùng với đó, quy định Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm Trưởng phòng CC (PCC) thay vì giao cho Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương bổ nhiệm như hiện nay, quy định Sở Tư pháp là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng CC (VPCC) thay vì UBND cấp tỉnh như hiện nay để tăng cường phân cấp, phân quyền…
Với mục tiêu xây dựng quy trình CC khoa học, tạo cơ sở pháp lý để triển khai việc chuyển đổi số trong hoạt động CC theo lộ trình phù hợp, so với Luật CC năm 2014, dự thảo Luật bỏ Phiếu yêu cầu CC trong thành phần hồ sơ yêu cầu CC nhằm đơn giản hóa hồ sơ này; cho phép xuất trình bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực nếu không có bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng trong một số trường hợp cụ thể; quy định rõ các trường hợp được CC ngoài trụ sở; quy định chi tiết hơn về lời chứng nhằm làm rõ hơn trách nhiệm của CCV đối với việc CC...
Đối với thủ tục CC một số giao dịch cụ thể, dự thảo Luật đã quy định rõ nguyên tắc tuân thủ trình tự, thủ tục chung, đồng thời phải thực hiện thêm một số quy định đặc thù tương ứng đối với từng giao dịch cụ thể, như việc CC hợp đồng ủy quyền trong trường hợp hai bên không thể cùng đến một TCHNCC, việc CC văn bản phân chia di sản, từ chối nhận di sản...
Đặc biệt, dự thảo Luật đã bổ sung 4 điều mới để quy định về CC điện tử là việc CC được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản CC điện tử; việc CC điện tử phải bảo đảm các nguyên tắc cụ thể; việc cung cấp dịch vụ CC điện tử chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện cụ thể, đồng thời, cũng quy định về khái niệm, thời điểm có hiệu lực, giá trị của văn bản CC điện tử và việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản CC điện tử và văn bản CC giấy; quy định về quy trình CC điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số hoạt động CC, là cơ sở để Chính phủ quy định các vấn đề cụ thể về CC điện tử và triển khai thực hiện quá trình chuyển đổi số hoạt động CC trên thực tế.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành nhấn mạnh, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Công chứng với các lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.
Riêng về CC điện tử, theo ông Ngô Trung Thành, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc bổ sung quy định về CC điện tử trong dự thảo Luật nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động CC, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong các giao dịch dân sự, kinh tế; bảo đảm đồng bộ với các quy định mới của Luật Giao dịch điện tử năm 2023. Đồng thời cho rằng, CC điện tử là sự thay đổi về phương thức thực hiện CC chứ không được làm thay đổi bản chất và đặc điểm của mô hình CC nước ta là CC nội dung, hoạt động CC phải bảo đảm chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.
Về phạm vi CC điện tử, trong quá trình thẩm tra có 2 loại ý kiến. Cụ thể, loại ý kiến thứ nhất tán thành với dự thảo Luật không giới hạn phạm vi CC điện tử mà giao Chính phủ quy định lộ trình cụ thể. Tuy nhiên, để thực hiện chính sách này, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo lưu ý xác định rõ khái niệm, nội hàm của CC điện tử để thống nhất cách hiểu và áp dụng pháp luật; nêu giải pháp khắc phục được các hạn chế mà công nghệ chưa thể thực hiện thay con người như đã nêu trong báo cáo thẩm tra đầy đủ để có cơ sở thực hiện theo lộ trình; bổ sung quy định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục, hồ sơ CC điện tử để bảo đảm kiểm soát việc thực thi lộ trình CC điện tử do Chính phủ quy định vẫn phải đáp ứng các yêu cầu của CC nội dung, bảo đảm tính xác thực, hợp pháp của các giao dịch được CC, tương xứng với giá trị pháp lý của văn bản CC là có giá trị chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của dự thảo Luật.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, trong điều kiện hiện nay, công nghệ chưa thể bảo đảm thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc thực hiện các yếu tố bảo đảm tính xác thực về ý chí, bảo đảm giấy tờ và chứng cứ được đối soát chính xác, đầy đủ, bảo đảm nội dung của giao dịch là hợp pháp nên việc thực hiện CC điện tử cần tiến hành thận trọng, có bước đi hợp lý, trước mắt trong Luật chỉ nên quy định ở phạm vi hẹp với một số giao dịch đơn giản, không nên áp dụng đối với các giao dịch về bất động sản, thừa kế...
Bên cạnh đó, có ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị trước mắt chỉ nên thí điểm CC điện tử, trên cơ sở đó tiến hành tổng kết thực tiễn làm cơ sở luật hóa nội dung này. Ý kiến khác đề nghị giao Chính phủ căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội xác định lộ trình mở rộng phạm vi giao dịch được CC điện tử, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo ông Ngô Trung Thành, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với loại ý kiến thứ nhất.
Cho ý kiến vào dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ đánh giá dự án Luật được chuẩn bị công phu, sửa khá toàn diện khi Luật hiện hành có 81 điều thì chỉ giữ nguyên có 9 điều, sửa 61 điều và bổ sung nhiều điều mới. Nhấn mạnh CC là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư, đồng thời đây là loại hình dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu và cơ bản, Chủ tịch QH cho rằng, nguyên tắc Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ, còn địa phương thực hiện chức năng quản lý theo quy định của pháp luật. Luật Quy hoạch đã bỏ quy hoạch về sản phẩm dịch vụ, hàng hóa nên Chính phủ phải có chiến lược, định hướng phát triển trong từng giai đoạn, Bộ quản lý phải ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện thì địa phương có căn cứ làm. “Trong này có nói tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện nhưng chưa rõ ai ban hành. Đây là trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ. Chính phủ ban hành chiến lược, định hướng chung. Bộ Tư pháp phải ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện thành lập TCHNCC. Bỏ quy hoạch không có nghĩa không có quản lý, mà quản lý bằng phương pháp khác”, Chủ tịch QH nói. Báo cáo tiếp thu bước đầu và bổ sung một số thông tin, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh, pháp luật về CC của nước ta kế thừa và phát triển liên tục qua các thời kỳ từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1945. Điểm qua một số nguyên lý cơ bản về hoạt động CC ở nước ta, theo Bộ trưởng, CC của chúng ta là CC nội dung, xác định tính xác thực hợp pháp của hợp đồng giao dịch; là một nghề bổ trợ tư pháp; là dịch vụ công cơ bản do Nhà nước ủy nhiệm cho CCV thực hiện; văn bản CC có giá trị chứng cứ trước Tòa, hoạt động CC như “thẩm phán phòng ngừa”… Giải trình thêm về thành lập TCHNCC phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, phải xem xét thực tế, đồng thời nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đánh giá, xử lý vấn đề. Về xã hội hóa hoạt động CC, Bộ trưởng cho biết, thực tế hiện nay không thành lập mới PCC. Cả nước có 1.425 TCHNCC, trong đó có 1.320 VPCC và 105 PCC, những PCC đang hoạt động đều đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 18, 19, nhất là tự trang trải về kinh phí, thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động CC của Đảng, Nhà nước. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·Nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra, giao dịch tăng vọt
- ·Tin chuyển nhượng 19/7: MU ký Tielemans, Atletico từ chối Ronaldo
- ·Lấy ý kiến trùng tu Châu Hương Viên
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Chủ tịch Pau 'bơm doping' cho Quang Hải
- ·Kết quả Liverpool 5
- ·HLV Pau FC không ấn tượng về Quang Hải
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Tạo rào chắn trong tiếp cận nền tảng mạng xã hội
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Tham quan bảo tàng và di tích lưu niệm Bác Hồ trực tuyến
- ·Phái sinh: Khả năng chỉ số VN30 sẽ tiếp tục giằng co mạnh
- ·Kiến nghị gỡ vướng cho dự án 1,4 tỷ USD của Samsung
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·1,2 tỷ đồng cải tạo, sửa chữa Rạp Đông Ba
- ·Vinamilk được công nhận là DN ưu tiên
- ·Vàng XK có hàm lượng dưới 95% được hưởng thuế 0%
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam