KSTTX là rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và tuổi thọ của các công trình giao thông đường bộ. Ảnh minh họa Căn cứ theo quy định của Luật Đường bộ và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật,âydựngquychuẩncôngtrìnhkiểmsoáttảitrọngxebảovệkếtcấuhạtầnggiaothônhận định góc hôm nay việc ban hành Quy chuẩn này là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh các công trình giao thông đường bộ đang chịu nhiều áp lực từ xe quá tải. Các trạm kiểm tra tải trọng xe cố định và lưu động hiện nay đã được đầu tư nhưng hiệu quả chưa cao. Giai đoạn từ năm 2016 đến 2022, có hơn 129.000 xe vi phạm trong hơn 1,3 triệu xe được kiểm tra, với số tiền phạt thu về gần 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều thách thức như thiếu nguồn vốn, quỹ đất, và nhân lực vận hành. Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình KSTTX được xây dựng dựa trên các quy định và kinh nghiệm thực tiễn của mô hình kiểm tra tải trọng xe trước đây. Tuy nhiên, mô hình trạm kiểm tra mới này sẽ có những cải tiến lớn. Cụ thể, mô hình trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động một cấp cân sẽ thay thế hoàn toàn mô hình trạm cũ. Đây là bước đột phá trong việc áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu sự can thiệp của con người và tăng cường tính chính xác trong kiểm soát tải trọng xe. Thí điểm tại Km78/QL.5 Hải Phòng cho thấy, tỉ lệ vi phạm giảm mạnh, từ 6,9% xuống còn 0,12%, sau khi triển khai hệ thống cân tự động. Với những kết quả khả quan này, dự thảo đề xuất mở rộng mô hình trên toàn quốc, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ và đồng bộ tải trọng xe trên các tuyến đường bộ, đặc biệt là trên các tuyến cao tốc và đường quốc lộ. Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là vấn đề tài chính và nhân lực để duy trì hoạt động của các trạm KSTTX cố định và lưu động. Nhiều trạm cân đã phải dừng hoạt động do chi phí bảo trì quá cao, lên đến hơn 5 tỷ đồng mỗi năm, trong khi mô hình cũ cần tới 60 nhân lực để vận hành. Dự thảo quy chuẩn mới đề xuất giảm nhân lực vận hành, thay vào đó là sử dụng hệ thống cân tự động, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kiểm tra. Bên cạnh đó, việc triển khai quy chuẩn kỹ thuật mới còn nhằm hạn chế tình trạng xe quá tải đi vòng tránh các trạm kiểm tra, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và làm hư hại các tuyến đường bộ. Công nghệ mới hứa hẹn sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông, đồng thời nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong việc xử lý vi phạm. Việc ban hành và triển khai quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình KSTTX sẽ là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam. Những cải tiến công nghệ và phương thức kiểm soát hiện đại sẽ không chỉ góp phần bảo vệ đường sá mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của hệ thống giao thông quốc gia. Dự thảo quy chuẩn đang được Bộ Giao thông Vận tải xem xét và dự kiến sẽ sớm được ban hành, tạo nền tảng vững chắc cho việc quản lý và KSTTX trong thời gian tới. Duy Trinh |