Trong hành trình ra với quân và dân Trường Sa trên con tàu Hải quân 571 của Đoàn công tác số 8 từ ngày 17-25/5 vừa qua,ẽchândunglínhđảogiữanắnggióTrườnhận định kèo phạt góc hôm nay có một ấn tượng ắt sẽ đọng lại mãi với nhiều người chứng kiến.
Đó là hình ảnh những họa sĩ già có, trẻ có, trong nước có, Việt kiều có... ngồi ký họa chân dung những chàng lính đảo đang ngày đêm canh giữ từng tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Đầu tiên là họa sĩ Nguyễn Văn Trinh (Phó chủ nhiệm CLB Nghệ sĩ trẻ Hà Nội). Cũng như nhiều thành viên trong đoàn, Trinh đi Trường Sa lần đầu. Ngoài hành trang là giấy vẽ, bút, chì, màu..., chàng họa sĩ trẻ còn mang trong mình một sự háo hức và một tình yêu vô bờ bến với địa đầu Trường Sa thân yêu.
Khi vừa bước chân lên đảo Song Tử Tây là hòn đảo đầu tiên đoàn tới thăm, Trinh đã ngồi dưới tán lá bàng vuông vẽ một mạch 8 chân dung cán bộ, chiến sĩ. Ngày tiếp theo, ở đảo Đá Lớn A, Trinh vẽ 5 bức. Đặc biệt, tới bất cứ đảo nào, Trinh cũng phải vẽ bằng được chân dung người chiến sĩ đang bồng súng, nghiêm trang đứng gác bên cột mốc chủ quyền, giữa mênh mang nắng gió.
Ngoài Nguyễn Văn Trinh, trong đoàn còn có họa sĩ lão làng Trần Nguyên Hiếu. Ông đã nhiều lần ra với Trường Sa và mang trong mình một tình yêu đặc biệt với lính đảo. Đi đến đâu, gặp tân binh nào ông cũng xưng 'bố bố - con con' rất thân tình. Sau đó, ông chọn một vài chàng tân binh để vẽ. Rồi vừa vẽ vừa chuyện trò như người cha tâm tình với con...
Trong đoàn công tác ra thăm Trường Sa lần này còn có họa sỹ Etcetera Nguyễn (kiều bào Mỹ). Ông đã vẽ nhiều cán bộ, chiến sĩ Trường Sa bằng bút nước, sau đó trân trọng ký tên, tặng lại.
Khác với các họa sĩ trên, nữ kiều bào Huỳnh Thủy Châu cũng ký họa nhanh từng cột mốc chủ quyền, từng chiến sĩ Trường Sa nhưng vẽ vào cuốn sổ đặc biệt của mình, để mang về Mỹ, gìn giữ như một báu vật thiêng liêng.
Những hình ảnh các họa sĩ vẽ chân dung chiến sĩ Trường Sa:
Bài, ảnh, clip: Thụy Du