【keonhacai.com 88】Tỉnh Ninh Bình là điểm sáng toàn quốc trong xây dựng nông thôn mới

Báo Cà Mau(CMO) Tối 26/3, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Ninh Bình, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ VN tỉnh Ninh Bình tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Ninh Bình (1/4/1992-1/4/2017).

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự và có bài phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Ninh Bình bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ kỷ niệm 25 năm tái lập.

Dự lễ kỷ niệm có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương; các thế hệ lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, đại biểu lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, đại biểu chức sắc tôn giáo, các đơn vị kết nghĩa và đông đảo các tầng lớp nhân dân tỉnh Ninh Bình.

Đoàn Cà Mau tại lễ kỷ niệm.

Nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình có diện tích 1.400 km2, có địa hình tự nhiên đa dạng, được phân thành 3 vùng rõ rệt: đồi núi bán sơn địa, vùng đồng chiêm trũng và vùng đồng bằng ven biển. Tỉnh Ninh Bình hiện có 8 đơn vị hành chính (2 thành phố và 6 huyện), dân số trên 950.000 người.

Những yếu tố đa dạng về địa hình thiên nhiên của Ninh Bình đã cấu thành một vùng đất hiểm trở về quân sự. Chính vì thế, Ninh Bình là vùng đất mang nhiều dấu tích lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Nửa cuối thế kỷ X (năm 968), Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thu giang sơn về một mối, lập vương triều phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, dựng kinh đô ở đất Hoa Lư, ban hành nhiều chính sách cách tân để xây dựng đất nước. Về sau này, Ninh Bình còn ghi danh trong nhiều chiến thắng vẻ vang của dân tộc trước những cuộc xâm lược của các nước lớn.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập và bắt đầu bước phát triển mạnh mẽ. Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, từ khi tái lập tỉnh, Ninh Bình có bước chuyển mình mạnh mẽ cả về chất và lượng. Kinh tế có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,59% trong 25 năm qua. Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) gấp 52 lần so với năm 1992 (tính theo giá hiện hành); thu ngân sách đạt 7.264 tỷ đồng - cao nhất từ trước tới nay, gấp 181 lần so với năm 1992; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gấp trên 400 lần so 25 năm trước.

Sản xuất công nghiệp mặc dù gặp khó khăn nhưng vẫn tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt trên 34.500 tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm 2015; quý I năm 2017 đạt 9.770 tỷ đồng, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2016; tổng vốn đầu tư phát triển đạt trên 22.500 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh theo tiêu chí đa chiều năm 2016 giảm xuống còn khoảng 5,77%.

Du lịch có bước phát triển đột phá, với quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, mở ra cơ hội đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2016, Ninh Bình đã đón 6,5 triệu lượt khách, cao nhất từ trước đến nay.

Ngoài ra, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt gần 8.300 tỷ đồng; công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, đến nay toàn tỉnh có 60/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Riêng Hoa Lư đã trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh và cả nước theo tiêu chí mới.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tựu, kết quả to lớn mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong 25 năm qua. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, mặc dù xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở vật chất nghèo nàn, hạ tầng đô thị lạc hậu, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn, song sau 25 năm tái lập tỉnh, Ninh Bình đã nỗ lực vượt lên khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Định hướng phát triển Ninh Bình trong tương lai, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Ninh Bình cần ra sức phát huy truyền thống cách mạng, nguồn lực văn hóa đặc sắc của quê hương, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Song song đó, Ninh Bình phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sạch; chú trọng phát triển du lịch bền vững, nhất là du lịch hướng về cội nguồn, sinh thái - nghỉ dưỡng. Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là trung tâm du lịch trọng điểm quốc gia.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, vấn đề có ý nghĩa then chốt và quyết định là tập trung làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị tỉnh nhà thật sự trong sạch, vững mạnh, gần dân, sâu sát dân; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng.

Trải qua ¼ thế kỷ phát triển và bứt phá, Ninh Bình ngày nay sở hữu nhiều dự tính mang tính chiến lược với mục tiêu xây dựng quê hương cố đô ngày thêm văn minh, giàu đẹp.

Phong Phú

Nhà cái uy tín
上一篇:Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
下一篇:Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn